Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? có cần điều trị không và điều trị như thế nào?

Thứ tư, 11-03-2020 13:58 PM

Mục lục [Ẩn]

Tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch ở người trưởng thành lên đến 40% ( ở phụ nữ) và 17% ở nam giới. Bệnh khá phổ biến nhưng đối với nhiều người, khái niệm về bệnh vẫn còn rất lạ lẫm. Chính vì không hiểu rõ về bệnh dẫn đến không điều trị kịp thời và xuất hiện biến chứng của suy giãn tĩnh mạch. Vậy bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao và giải pháp nào là tối ưu nhất? Đọc bài viết này để biết thêm nhé!

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

  1. Tổng quan suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Khái niệm suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính: “Tình trạng suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới do suy các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông và/hoặc hệ tĩnh mạch sâu,có thể kèm theo thuyên tắc tĩnh mạch hoặc không”.

Cơ chế bệnh sinh

Bình thường, máu từ tĩnh mạch chân di chuyển một chiều về tim theo 3 cơ chế: Nhờ lực đẩy ở chân lúc đi lại, nhờ lực hút tạo ra khi hít thở và nhờ hệ thống van trong lòng tĩnh mạch ngăn không cho máu trào ngược xuống dưới. Khi một trong ba cơ chế trên bị tác động làm xuất hiện dòng chảy ngược, máu ứ đọng tại chân khiến tĩnh mạch giãn phồng và suy, đồng thời xuất hiện các triệu chứng.

Máu ứ đọng tại chân khiến tĩnh mạch phồng và bị suy giãn

Máu ứ đọng tại chân khiến tĩnh mạch phồng và bị suy giãn

 

Tình trạng ứ máu không chỉ gây ra các triệu chứng đau nặng mỏi, chuột rút… mà lâu ngày còn gây ra các biến chứng.

  1. Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch rất nguy hiểm khi biến chứng của nó có thể dẫn đến tử vong sau vài phút. Cụ thể, các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch là:

Viêm tắc tĩnh mạch: Khi bệnh lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể gây viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng đỏ, các tĩnh mạch bị viêm cứng và nổi rõ.

Viêm loét, nhiễm trùng: Hệ tĩnh mạch giãn rất lớn, gây ứ trệ tuần hoàn ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Tuần hoàn kém dễ gây loét và lâu lành những vết thương ngoài da tại chân, đặc biệt ở những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều. Nếu không được điều trị, chăm sóc cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm khuẩn da, vết loét lâu lành hơn, gây hoại tử thậm chí phải cắt cụt chi.

 

Xuất huyết: Các tĩnh mạch giãn to dần kèm theo tĩnh mạch giòn dễ đứt vỡ, đến một lúc nào đó sẽ bị xuất huyết hay bầm máu, cho dù chỉ có va chạm rất nhẹ.

Thuyên tắc mạch phổi: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng một vài phút. Huyết khối hình thành do tình trạng ứ máu lâu ngày, sau đó theo máu trong tĩnh mạch về tim rồi di chuyển theo động mạch lên phổi. Tại đây, huyết khối có thể gây thuyên tắc mạch phổi, gây triệu chứng khó thở, đau ngực thì hít vào, đánh trống ngực, nồng độ bão hòa oxy trong máu thấp, thở gấp, nhịp tim nhanh. Nặng sẽ dẫn đến hôn mê, choáng, ngừng tim và tử vong.

 

Thuyên tắc động mạch phổi nặng sẽ dẫn đến hôn mê, choáng, ngừng tim và tử vong.

Thuyên tắc động mạch phổi nặng sẽ dẫn đến hôn mê, choáng, ngừng tim và tử vong.

 

Vì những biến chứng nghiêm trọng mà suy giãn tĩnh mạch mang lại nên người bệnh cần nhận biết và có hướng điều trị sớm. Vậy những dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch là gì? Những ai cần đặc biệt lưu ý đến bệnh này?

  1. Suy giãn tĩnh mạch chân có những triệu chứng gì?

Nếu bạn có một hoặc nhiều những dấu hiệu sau, hãy nghĩ đến triệu chứng suy giãn tĩnh mạch:

  • Buồn chân, khó chịu: cảm giác như có dịch chạy hay kiến bò dưới da.
  • Tê chân: Cảm giác tê thường xuất hiện khi đứng hoặc ngồi tại một tư thế trong thời gian dà, thuyên giảm nếu đung đưa chân khi ngồi hoặc đi lại liên tục khi đứng.
  • Phù bàn và cổ chân: Chân sưng phù, ấn lõm, thường ở xung quanh mắt cá chân.
  • Nặng chân, mỏi chân: xuất hiện khi đi lại nhiều, thường vào buổi chiều tối, nằm nghỉ ngơi và kê cao chân các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
  • Chuột rút: Là cơn co mạnh và thắt chặt các cơ, gây đau đột ngột và dữ dội ở một bắp thịt, khiến người bị chuột rút không tiếp tục cử động được. Triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm khi người bệnh đang ngủ, tần suất tăng dần theo độ nặng của bệnh.

Chuột rút thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm khi ngủ

Chuột rút thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm khi ngủ

  1. Những ai đặc biệt cần lưu ý khi bắt đầu có những triệu chứng này

Những biểu hiện trên có thể xuất hiện khi bệnh nhân mắc những bệnh lý khác. Ví dụ: chuột rút ở người thiếu calci hoặc kali, phù chân ở người suy thận,... vì vậy thường dẫn đến chủ quan hoặc chẩn đoán nhầm.  Vì vậy, những người sau đây nếu có các dấu hiệu trên cần lưu ý hơn về bệnh suy giãn tĩnh mạch:

  • Người làm nghề thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều hoặc đi lại nhiều, mang vác vật nặng: thợ cắt tóc, giáo viên, lái xe, nhân viên văn phòng, người bán hàng, nhân viên chạy bàn…
  • Người có thói quen đi giày cao gót, mặc quần chật, ngồi vắt chéo chân, phơi nắng
  • Người béo phì, phụ nữ có thai
  • Người cao tuổi
  • Người trong gia đình có người thân bị suy giãn tĩnh mạch
  • Người có thói quen ăn đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ mặn, thường xuyên dùng thuốc lá, rượu bia, cà phê...

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gặp biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gặp biến chứng suy giãn tĩnh mạch

  1. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

Các đối tượng trên có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn người khác bởi học gặp phải những nguyên nhân:

  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao, độ bền và đàn hồi của tĩnh mạch ngày càng suy yếu
  • Giới tính: mang thai, hormon, thói quen sinh hoạt khiến phụ nữ dễ bị suy giãn tĩnh mạch hơn so với nam giới.
  • Di truyền: bệnh có tính di truyền
  • Sinh hoạt gây tăng áp lực lên tĩnh mạch: mang vác vật nặng, ngồi nhiều khiến đè ép lên tĩnh mạch...
  1. Những sai lầm khiến bệnh ngày càng nặng

Mắc phải những sai lầm dưới đây khi tự chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà, các triệu chứng không những không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn:

  • Tự ý dùng vớ ép y khoa
  • Xoa cao dầu nóng khi đau nhức.
  • Ngâm chân nước nóng thường xuyên.
  • Tắm nước quá nóng, không dội lại bằng nước lạnh sau khi tắm
  • Chủ quan không điều trị, nghĩ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hoặc đã can thiệp điều trị thì không cần thay về lối sống.
  1. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên có lối sống như thế nào?

Khi bản thân thuộc đối tượng nguy cơ hoặc đã bị bệnh suy giãn tĩnh mạch, người bệnh cần:

  • Giảm cân, tránh béo phì, Không để tăng cân quá nhanh khi mang thai
  • Thay đổi tư thế thường xuyên, tránh đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác vật nặng. Không đi giày cao gót, mặc quần chật, phơi nắng quá lâu.
  • Kê cao chân: Chú ý kê cao chân khi có thể, đặc biệt khi ngủ nên kê chân cao hơn tim khoảng 15cm.

Người bệnh nên kê cao chân khi ngủ

Người bệnh nên kê cao chân khi ngủ

  • Tập luyện: nên tập các môn thể thao tốt cho tĩnh mạch như đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe, bơi lội. Trước khi ngủ nên tập đạp xe đạp trên không khoảng 20 phút, khi ngồi nên tập các động tác xoay cổ chân tại chỗ.
  • Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì : Lựa chọn các đồ ăn giàu chất xơ (rau, củ, quả), giàu vitamin C và E, giàu flavonoid, đặc biệt là rutin (trà hoa hòe). Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh đồ uống có ga và cafein.
  1. Bệnh giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu?

Để có kết quả khám chính xác và phân biệt, bạn cần đến các bệnh viện lớn với đầy đủ máy móc thiết bị và con người. Bạn tham khảo một số bệnh viện sau:

Tại miền bắc

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh Viện E: 89 Trần Cung, Phường  Nghĩa Tân,  Hà Nội.
  • Bệnh Viện tim Hà Nội: 92 Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội và một cơ sở khác ở Đường Võ Chí Công, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • Bệnh viện Lão khoa Trung ương: Số 1A Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Tại miền nam

  • Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: 315 Quốc lộ 91B – Phường An Bình – Quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ.
  • Bệnh Viện Tim Tâm Đức: Số 4 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
  • Bệnh Viện Trưng Vương: 266 Lý Thường Kiệt, phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh.

Ở miền trung

  • Bệnh viện Đà Nẵng: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, TP Đà Nẵng.
  • Bệnh viện Đa khoa Nghệ An: Km5 Đại lộ Lenin, Xóm 14, TP Vinh, Nghệ An.
  1. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tại bệnh viện

Phương pháp phẫu thuật (Phẫu thuật stripping, phẫu thuật CHIVA và phẫu thuật Muller): được áp dụng cho trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông, không dùng để điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu.

Phương pháp chích xơ: một dung dịch sẽ được tiêm vào tĩnh mạch gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch, khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn, kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa.

Phương pháp chích xơ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ

Phương pháp chích xơ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ

Phương pháp can thiệp nhiệt tại nội tĩnh mạch bằng laser hoặc sóng radio, tạo lượng nhiệt vừa đủ để phá hủy tĩnh mạch.

Những phương pháp này bắt buộc phải được thực hiện tại bệnh viện, có thể để lại biến chứng, chỉ có tác dụng trên đoạn tĩnh mạch được tác động.

  1. Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Là các phương pháp được chỉ định bởi bác sĩ, được điều trị ngoại trú, là cách chữa giãn tĩnh mạch chân tại nhà mà không cần thực hiện tại bệnh viện:

Dùng vớ ép: Gây triệu chứng khó chịu, bí bách và ngứa. Có thể không có tác dụng nếu lực ép không đủ hoặc bệnh nặng hơn nếu lực ép quá lớn.

Dùng thuốc uống. Thuốc tổng hợp hóa dược thường có nhiều tác dụng phụ, khi dùng riêng lẻ không có tác dụng toàn diện trên tĩnh mạch, chỉ cải thiện một phần của bệnh.

Dùng thuốc bôi ngoài da: Thường không có tác dụng, nếu có tác dụng thì chỉ tác động lên tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da, không có tác dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới trong trường hợp tĩnh mạch sâu bị suy giãn.

Với những nguy cơ mà các phương pháp trên xu hướng hiện nay là chuyển sang dùng thảo dược, vừa an toàn, vừa hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến bệnh viện.

  1. Thảo dược tự nhiên - Bí quyết đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch ngay tại nhà

Các nghiên cứu đã tìm ra và chứng minh có nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch, điển hình như:

Hạt dẻ ngựa

Aescin trong hạt dẻ ngựa giúp trợ tĩnh mạch, giảm sưng phù và tăng độ bền thành tĩnh mạch. Các tác dụng này đã được chứng minh bằng rất nhiều các thử nghiệm lâm sàng

Điển hình là nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức,  thực hiện trên 5429 bệnh nhân, uống 75mg Aescin trong 4 đến 10 tuần. Kết quả cho thấy: Tất cả các triệu chứng được cải thiện trong tuần đầu điều trị và mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể khi kết thúc nghiên cứu. Khi nghiên cứu kết thúc, tỉ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng tăng lên đáng kể

Vỏ cam chanh

Diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh làm cải thiện làm co nhỏ nhanh chóng các tĩnh mạch bị giãn nhờ tác dụng:

  • Bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường tính bền của thành mạch.
  • Chống viêm, giảm sưng phù, giảm các gốc tự do, chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch.
  • Tăng cường trương lực thành tĩnh mạch do diosmin kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine. Từ đó giúp làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong lòng mạch.

Vỏ cam chanh chứa diosmin và hesperidin

Vỏ cam chanh chứa diosmin và hesperidin

Hoa hòe: chứa rutin có tác dụng tăng cường sức chịu đựng mao mạch, ngăn chặn tình trạng tĩnh mạch suy giãn bị đứt vỡ.

Cây chổi đậu: kích thích tăng tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, hoạt huyết, giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, ngứa, sưng và đau chân, giảm phồng tĩnh mạch làm tĩnh mạch khỏe hơn.

BoniVein - Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch biến mất như chưa từng xuất hiện.

BoniVein là sản phẩm của Canada và Mỹ, dùng trong bệnh suy giãn tĩnh mạch với tác dụng:

  • Tăng cường sức bền và độ đàn hồi của tĩnh mạch, giúp co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn, giảm nhanh các triệu chứng như đau, nặng, mỏi, tê bì chân, chuột rút… và ngăn ngừa biến chứng nhờ thành phần: rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (chiết xuất hạt dẻ ngựa), Diosmin và hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh).
  • Bảo vệ tĩnh mạch trước sự tấn công của tác nhân oxy hóa và các gốc tự do nhờ chiết xuất hạt nho, lý chua đen và vỏ thông.
  • Hoạt huyết, giảm tình trạng huyết ứ, ngăn biến chứng huyết khối nhờ chiết xuất lá bạch quả và cây chổi đậu.

BoniVein- thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên

BoniVein- thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên

 

Các thành phần này tác động lên toàn bộ tĩnh mạch, giúp co nhỏ tĩnh mạch bị suy giãn, giảm triệu chứng, bảo vệ tĩnh mạch, ngăn triệu chứng quay trở lại, ngăn ngừa biến chứng huyết khối.

BoniVein - sản phẩm của tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới

BoniVein là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.

Sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy:  Viva Pharmaceutical Inc  (Canada) và nhà máy J&E International (Mỹ). Các nhà máy này đều đạt tiêu chuẩn GMP - tiêu chuẩn  thực hành sản xuất tốt của: FDA (Hoa Kỳ), Bộ y tế Canada và tổ chức Y tế thế giới WHO.

Các hoạt chất trong dược liệu được chiết xuất bằng quy trình hiện đại, giữ lại các chất có tác dụng, loại bỏ các tạp chất, được sản xuất bởi hệ  thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, sinh khả dụng có thể lên đến 100%. Từ đó, hiệu quả đạt được là cao nhất.

BoniVein - mang đôi chân khỏe mạnh quay trở lại với hàng triệu bệnh nhân

Nhờ có tác dụng vượt trội, BoniVein đã giúp hàng triệu bệnh nhân có lại đôi chân khỏe mạnh như chưa từng bị bệnh.

Anh Hoàng Duy Kha ở số 124 lô 13, xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, điện thoại: 0934.324.434.

Anh Kha trở lại làm trụ cột gia đình nhờ BoniVein

Anh Kha trở lại làm trụ cột gia đình nhờ BoniVein

Anh từng không thể làm nương rẫy vì bệnh suy giãn tĩnh mạch. Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch của anh bắt đầu từ năm 2017, thời gian đầu bệnh khá nhẹ nên đứng lâu anh mới bị tê tê chân. Nhưng càng về sau tình trạng càng nghiêm trọng. Anh bị nặng chân, buốt chân và đau nhức, nghỉ ngơi mà tình trạng không thuyên giảm mà còn nặng hơn rất nhiều, có lần anh đi làm mà chân ngã khuỵu xuống không bước lên nổi. Các tĩnh mạch cũng nổi lên chằng chịt như một đàn giun. Vì bị nặng nên anh nghỉ làm, mọi việc dồn hết lên vai chị.

Đi khám anh mới biết mình bị suy giãn tĩnh mạch, được kê thuốc tây nhưng uống không thấy cải thiện,  chân vẫn nặng vẫn nhức vẫn buốt như cũ.

Tình cờ anh biết đến BoniVein nên bắt đầu dùng thử với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Chỉ sau 4 lọ, các triệu chứng  tê bì chân, đau nhức, buốt, nặng chân đã giảm rõ rệt. Sau hai tháng thì chúng hết hẳn, chân anh nhẹ nhõm, đi lại như bình thường. Những đường gân xanh thì sau khoảng 3 tháng (hết khoảng 12 lọ BoniVein) cũng mờ đi rõ rệt. Nhờ vậy nên anh đã làm việc được trở lại để nuôi sống gia đình như những ngày chưa bị bệnh.

Sau khi hết các triệu chứng, anh vẫn tiếp tục dùng đều boniVein với liều 2 viên/ngày để ngăn các triệu chứng quay trở lại.

Bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi ở số 2 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội, số điện thoại: 037.965.3844

Bác loan vui mừng vì hết suy giãn tĩnh mạch

Bác loan vui mừng vì hết suy giãn tĩnh mạch

Bác bị suy giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm với triệu chứng là chân bị sưng to như chân voi, sờ vào thấy da căng bóng, chân đau, nhức, bước đi như có hàng ngàn mũi kim châm, đau đớn và khó chịu vô cùng. Trên chân của bác cũng đã có đám tĩnh mạch rối, nổi ngoằn ngoèo như đàn giun.

Vì bị bệnh nên bác có đi khám ở các bệnh viện lớn như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bác sĩ kê Daflon, rutin và vitamin C nhưng cũng không thuyên giảm nhiều, hơn nữa bác rất lo lắng về tác dụng phụ mà thuốc hóa dược mang lại.

Khi biết thông tin về BoniVein, bác đã dùng kèm với thuốc tây, 1 tháng sau bác chỉ dùng một mình BoniVein. Chân bác cũng đã hết hoàn toàn hiện tượng sưng, nhức, buốt. Bác đi lại nhẹ nhõm, thoải mái, không hề có cảm giác khó chịu như trước. Các đám tĩnh mạch giãn trước nổi dưới da sau đó cũng co lại được 80-90%, dần dần biến mất. Dù các triệu chứng đã biến mất nhưng bác vẫn đang dùng BoniVein hàng ngày để duy trì vì biết bản chất suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính, và BoniVein rất an toàn, dùng lâu dài không cần lo về tác dụng phụ như thuốc tây.

Chú Trần Tuấn, 63 tuổi ở  đội 10, xóm 2, xã Đào Đặng, huyện Trung Nghĩa, TP Hưng Yên, điện thoại: 0988.462.971

Chú Tuấn hiện rất khỏe mạnh và hạnh phúc nhờ có BoniVein

Chú Tuấn hiện rất khỏe mạnh và hạnh phúc nhờ có BoniVein

Trước chú thường xuyên bị đau chân, có khi đau âm ỉ, nhưng nhiều lúc cũng đau tới không đi được. Đôi khi râm ran như kiến bò, có lúc lại tê tê bì bì, chân bị phù lên ở cổ và bàn chân, đêm nào cũng bị chuột rút chân chú căng cứng. Vợ con chú đêm nào cũng phải thay phiên nhau xức dầu xoa bóp, nâng lên hạ xuống, thế mà vẫn mất ngủ cả đêm. Những tĩnh mạch cũng đã nổi to như ngón tay út ở bắp chân, những mảng da tím hồng sau chuyển thành thâm tím ở tay. Chú đã đi khám ở rất nhiều nơi, tây y cũng có, đông y cũng có, đâu đâu cũng chỉ kết luận bị bệnh khớp nhưng uống thuốc thì không có dấu hiệu thuyên giảm.

Từ ngày dùng BoniVein với liều 6 viên/ngày, sau 2 lọ tình trạng phù đã giảm bớt, chân chú bớt đau nhức. Sau đó, các triệu chứng chuột rút ban đầu vẫn bị nhưng thời gian ngắn hơn, tần suất thưa dần, không bị đau nhiều như trước nữa. Dùng thêm khoảng 4 lọ BoniVein thì không còn bị chuột rút nữa, chân rút hẳn sưng phù, hết cả tê bì, đau nhức, chú đi lại, vận động bình thường. Hiện tại, cuộc sống của chú đã hạnh phúc, dễ dàng hơn trước rất nhiều vì không còn triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch nữa.

Đánh giá của chuyên gia đầu ngành về BoniVein

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương quân đội 108: “Dùng dược liệu để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch đã được thực hiện từ lâu, hiệu quả đem lại cũng rất tốt. Ngày nay, người ta đã có các bằng chứng khoa học để chứng minh tác dụng này của rất nhiều thảo dược như hạt dẻ ngựa, hoa hòe, vỏ cam chanh, cây chổi đâu, lý chua đen... Tuy nhiên những loại thảo dược này có những thứ ở nước ta có, có những loại chỉ có ở châu Âu, châu Mỹ. Nhiều người muốn dùng nhưng không biết làm cách nào.

Rất may hiện nay có sản phẩm BoniVein được nhập khẩu từ Canada và Mỹ có công thức rất toàn diện. Các bệnh nhân của tôi đều cho kết quả rất tốt khi được dùng BoniVein. Các triệu chứng đều được cải thiện rõ rệt chỉ sau 2-3 tuần sử dụng. Không chỉ giảm nhanh các triệu chứng, khi dùng BoniVein, người bệnh còn ngăn chặn được bệnh tái phát trở lại.

Thực tế, bệnh nhân của tôi thường dùng 4-6 viên/ngày chia 2 lần trong thời gian đầu, sau đó khi triệu chứng hết hẳn rồi thì giảm liều xuống còn 2 viên/ngày để duy trì..Nói chung đây là một sản phẩm tốt, từ dược liệu nên không có tác dụng phụ, dùng duy trì kéo dài mà không bị ảnh hưởng gì”.

Trên đây là những chia sẻ kiến thức về những biến chứng của suy giãn tĩnh mạch, nguyên nhân, đối tượng nguy cơ và cách điều trị bệnh. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức bổ ích, giúp bạn tìm ra phương pháp tốt nhất cho bản thân. Chúc bạn sớm lấy lại đôi chân khỏe mạnh.

 

Xem thêm:

BoniVein đã giúp tôi chấm dứt nỗi khổ sau 20 năm bị suy giãn tĩnh mạch

BoniVein - Bí quyết đẩy lùi cả suy giãn tĩnh mạch và trĩ

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc