Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Biện pháp kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức ổn định

Thứ sáu, 17-04-2020 10:12 AM

Mục lục [Ẩn]

 

Chỉ số đường huyết dao động, lúc cao, lúc thấp, không ổn định ở bệnh nhân tiểu đường hay đái tháo đường có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng với sức khỏe và là yếu tố hàng đầu làm gia tăng các biến chứng tiểu đường. Chính vì vậy, bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu các biện pháp kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức ổn định.

 

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu. Chỉ số đường huyết thường được đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl.

Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nồng độ của lượng đường này liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút. Nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết thường được phân thành 3 loại: đường huyết ngẫu nhiên, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn.

Ngoài ra, khi nói đến chỉ số đường huyết người ta còn chú ý đến chỉ số đường huyết trung bình HbA1C. Chỉ số này cho biết nồng độ glucose máu trung bình trong vòng 2 - 3 tháng trước đó của bệnh nhân.

 

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết là gì?

 

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Theo Hiệp hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết được đánh giá là an toàn ở người bình thường như sau:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói: Từ 90 – 130 mg/dL (tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết sau ăn: Thấp hơn 180 mg/dL (tương ứng với 10mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết trước khi ngủ: Từ 110 – 150 mg/dL (tương ứng với 5,0 – 8,3mmol/L).
  • Chỉ số HbA1C: HbA1C dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường.

Trong đó, đường huyết lúc đói nên được đo vào buổi sáng sau khi nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. Đường huyết sau khi ăn phải được đo tại thời điểm 2 giờ sau khi ăn.

 

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết

Ở người mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết thường không ổn định mà dao động trong ngày. Nguyên nhân của hiệu tượng này là do đường huyết chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

  • Chế độ ăn: khi không tuân thủ chế độ ăn cân bằng và phù hợp. Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao hoặc ăn kiêng khem quá mức, không đảm bảo đủ dinh dưỡng.
  • Căng thẳng tâm lý: Việc bị áp lực, stress trong thời gian dài khiến cho cơ thể sản xuất ra các chất làm cho đường huyết tăng lên.
  • Chế độ luyện tập thể dục thể thao: tập thể dục thể thao với cường độ nhẹ hay nặng sẽ làm giảm hoặc tăng đường huyết.
  • Chế độ sinh hoạt thiếu hợp lý: Việc sinh hoạt, ăn ngủ, nghỉ ngơi thất thường, không đúng giờ giấc kéo dài trong thời gian dài khiến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 tăng cao. Đây cũng là yếu tố khiến chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường trở nên thất thường

Thiếu ngủ cũng khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, dẫn tới gia tăng hormone cortisol – nguyên nhân gây stress và mất ổn định đường huyết.

  • Mắc các bệnh khác phối hợp dẫn đến đường huyết lên cao.
  • Sử dụng thuốc điều trị.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết quá mức, khiến bệnh nhân dễ bị té ngã, mệt mỏi…
  • Một số loại corticosteroid (prednisone), thuốc lợi tiểu, thuốc trầm cảm… có thể làm tăng lượng đường trong máu và thậm chí gây ra bệnh tiểu đường ở một số người vốn không có tiểu đường trước đó...

 

Tuy nhiên, mỗi người bệnh đái tháo đường sẽ có đáp ứng khác nhau với các yếu tố nêu trên.

 

Chỉ số đường huyết không ổn định có nguy hiểm không?

Khi chỉ số đường huyết không ổn định, quá thấp hay quá cao đều có thể gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm:

Trường hợp chỉ số đường huyết hạ quá mức:

  • Khi chỉ số đường huyết hạ quá mức, xuống thấp dưới 60 mg/dL, các cơ quan trong cơ thể không đủ năng lượng khiến cho các hoạt động bị đình trệ.
  • Việc hạ đường huyết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của não và hồng cầu máu, 2 bộ phận vận hành phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng do đường glucose cung cấp.

Vì vậy, việc hạ đường huyết cần được phát hiện và chữa trị kịp thời, nếu kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng gây tổn thương não nặng, thậm chí gây tử vong.

 

Trường hợp chỉ số đường huyết tăng vượt mức

  • Nếu chỉ số đường huyết tăng cao trên 180 mg/dL mà không có biện pháp điều trị kịp thời, khả năng cao sẽ gây ra các tổn thương tới những bộ phận quan trọng của cơ thể như các biến chứng ở mắt, thận, thần kinh, mạch máu, tim, não…

 

  • Chỉ số đường huyết quá cao sẽ gây ra các biến chứng cấp như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…

 

Chỉ số đường huyết dao động nhiều, lúc quá cao, lúc quá thấp cũng đưa đến các biến chứng, làm giảm chất lượng cuộc sống.

 

Vậy có biện pháp nào để kiểm soát và giữ cho chỉ số đường huyết này ở mức ổn định không?

 

Biện pháp kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức ổn định

Để duy trì mức độ đường huyết ổn định, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra huyết áp, đường huyết, áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết lành mạnh hơn. Cụ thể, dưới đây là một số biện pháp kiểm soát đường huyết ổn định:

 

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Bệnh nhân tiểu đường nên uống thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

 

Kiểm soát chế độ ăn

  • Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị trong chế độ ăn là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày.

 

  • Bệnh nhân đái tháo đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (Chỉ số GI ≤ 55) là những thực phẩm làm mức đường huyết tăng từ từ đều đặn và cũng giảm chậm rãi, nhờ đó giữ được nguồn năng lượng ổn định, rất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là các loại rau xanh, hoa quả ít đường (bưởi, cà chua, cam tươi, táo, đào…), cháo yến mạch, sữa tươi, sữa đậu nành…

 

Bảng chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm

Bảng chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm

 

  • Hạn chế rượu, bia: Tùy theo thể trạng của mỗi người mà cơ thể sẽ có những phản ứng với đồ uống có cồn khác nhau. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác về đường huyết cần phải cẩn trọng hơn khi uống bia, rượu. Do việc tiêu thụ đồ uống có cồn sẽ làm tăng đường huyết, khiến đường huyết không ổn định, lên xuống thất thường. Vì vậy nếu muốn kiểm soát lượng đường trong máu, cần cắt giảm lượng rượu, bia tiêu thụ. Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên uống một ly rượu vang vào bữa ăn tối bởi điều này đã được chứng minh có khả năng giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và hạ mỡ máu.

 

  • Chia nhỏ bữa ăn: Theo các chuyên gia, những bệnh nhân tiểu đường cần tránh ăn những bữa ăn lớn mà nên chia nhỏ ra. Tốt nhất là chia bữa ăn lớn ra thành 2, 3 bữa ăn nhỏ và cách khoảng 2 giờ ăn 1 lần.

 

  • Không bỏ bữa: Một trong những cách giúp kiểm soát lượng đường trong máu là cần ăn đúng bữa, đúng cữ. Nếu bỏ bữa, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Ăn đúng bữa giúp giữ cho mức độ insulin luôn ổn định. Đặc biệt bệnh nhân tiểu đường không được bỏ bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày.

 

Thực hiện chế độ luyện tập thể dục thể thao

Tập thể dục là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa những biến chứng hàng đầu của bệnh tiểu đường. Đây là một biện pháp kiểm soát đường huyết rất tốt do:

  • Khi duy trì một chế độ tập luyện phù hợp lâu dài, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin. Điều này có nghĩa là các tế bào có khả năng sử dụng insulin tốt hơn để hấp thụ đường từ máu để sử dụng làm năng lượng cho cơ thể.
  • Tập thể dục làm tăng khả năng hấp thụ, sử dụng đường tạo năng lượng cho cơ bắp mà thậm chí không cần tăng nhu cầu insulin.

Chính vì vậy mà các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục thể thao. Cụ thể

  • Tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần. Không ngồi liên tục quá 30 phút trong ngày.
  • Không để quá hai ngày liên tiếp mà không có bất kỳ hoạt động thể chất nào.
  • Kết hợp các bài tập linh hoạt với nhau như những thói quen hay sở thích của riêng mình.
  • Một số bộ môn thể thao mà bệnh nhân tiểu đường nên tham gia: đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội, đạp xe đạp tại chỗ...

Lưu ý: Nên kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập.

 

Kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ 100% thảo dược thiên nhiên BoniDiabet

BoniDiabet là sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường đặc biệt đến từ Mỹ và Canada, được phối hợp hoàn hảo giữa các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội… và các nguyên tố vi lượng magie, selen, chrom, và alpha lipoic acid. Trên thị trường hiện nay BoniDiabet là sản phẩm duy nhất có chứa nhóm nguyên tố vi lượng này. Đây chính là thành phần của các enzym chuyển hóa, chìa khóa giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Nhờ vậy mà BoniDiabet có công dụng:

  • Giúp hạ huyết an toàn sau 1-2 tháng
  • Giúp ổn định đường huyết, giúp giảm và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên cả tim, gan, thận, mắt, thần kinh trung ương
  • Giúp giảm lipid, cholesterol máu

BoniDiabet là sản phẩm được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của FDA, WHO và Bộ Y tế Canada. Đồng thời, Canada và Mỹ là 2 quốc gia kiểm duyệt thuốc và thực phẩm chức năng tốt nhất thế giới, BoniDiabet phải đảm bảo từ nguồn nguyên liệu, quá trình bào chế tới thành phẩm phải an toàn tuyệt đối mới được xuất ra thị trường quốc tế.

 

Đánh giá BoniDiabet

“BoniDiabet có tốt không? BoniDiabet có hiệu quả không?” Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi đang chuẩn bị có ý định sử dụng BoniDiabet. Mời quý bạn đọc theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniDiabet qua phần dưới đây.

 

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, 401E2 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, SĐT 0919.038.672 – 0988.417.363

“Ban đầu tôi có triệu chứng thường xuyên khát nước, thèm đồ ngọt, ăn nhiều nhưng bị sút tới 4 cân. Đi khám tôi phát hiện mình bị tiểu đường, chỉ số 7.6mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây 1 ngày, đường huyết của tôi lên xuống thất thường lúc 9.2 lúc lại xuống chưa tới 6, tôi bị choáng và tê tay đồng thời men gan tăng cao. Tôi dùng BoniDiabet 4 viên 1 ngày, đường huyết luôn ổn định dưới 6. Bây giờ tôi đã bỏ hết thuốc tây, hàng ngày chỉ dùng có 2 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ổn định, men gan hạ xuống và tê tay chân đã hết.”

 

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi

 

Chú Ma Kim Ký, 66 tuổi, ở số 02 thôn Eaxanol,  xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

“Vào năm 2012, chú phát hiện ra mình bị tiểu đường với tình trạng người gầy rộc đi, sụt cân từ 65 kí xuống 56 kí, tiểu nhiều, khát nước, háo nước, đường huyết lên tới 13mmol/l, bác sĩ cho uống 4 viên thuốc tiểu đường một ngày kết hợp với ăn uống kiêng khem và thường xuyên tới kiểm tra lại thì thấy đường huyết hạ xuống đến 7mmol/l nhưng không ổn định, có lúc còn hạ đến 4.2mmol/l. Chỉ số HbA1C vẫn cao, lên tận 8.0%. Chú lo lắm. Thế rồi tình cờ biết đến tpcn BoniDiabet của Canada và Mỹ nên chú mua về dùng thử. Lúc đầu chú uống đều đặn ngày 4 viên kết hợp với thuốc tây, sau khoảng 2 tháng chú đi đo lại, đường huyết đã về mức an toàn 6.3mmol/l. Đo đường huyết định kỳ lúc nào cũng chỉ quanh quẩn 6 chấm, không lên, cũng chẳng xuống quá mức. Đồng thời chỉ số HBA1C chỉ còn 6.3%. Đến bác sĩ cũng ngạc nhiên với chỉ số đường huyết của chú và chủ động giảm liều thuốc tây xuống cho chú. Đến nay, chú gần như không cần phải dùng thuốc tây, chủ yếu dùng BoniDiabet với liều 2 viên một ngày thôi.”

 

Chú Ma Kim Ký, 66 tuổi

Chú Ma Kim Ký, 66 tuổi

 

Chú Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi, Địa chỉ: 148 Nguyễn Thanh Đằng, p. Phước Hiệp, TP bà Rịa, SĐT 0909.151.519

“Tôi bị tiểu đường cách đây 5 năm trước, triệu chứng tiểu đêm nhiều, cân nặng tụt gần 10 kí trong vài tháng, đường huyết đo được là 187mg/dl. Tôi dùng thuốc tây kèm với 4 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn 110-120 mg/dl vì thế hiện tại tôi đã bỏ hẳn thuốc tây và chỉ dùng có 3 viên BoniDiabet hàng ngày, đường huyết vẫn luôn tốt và người khỏe khoắn, không bị bất cứ biến chứng nào của tiểu đường cả.”

 

Chú Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi

Chú Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi

 

     Việc kết hợp các bài tập thể chất trong ngày với chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ thảo dược thiên nhiên BoniDiabet của Mỹ và Canada là những việc làm cần thiết nhằm giúp bệnh nhân tiểu đường có thể ổn định được chỉ số đường huyết và hạn chế tối đa các biến chứng tiểu đường. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc gì về bệnh đái tháo đường của mình, mời quý bạn đọc liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc