Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cách lựa chọn hải sản cho bệnh nhân tiểu đường

Thứ năm, 10-12-2020 15:53 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Mỗi loại thức ăn trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường đều có thể tác động đến đường huyết nên họ cần hết sức lưu ý khi lựa chọn thực phẩm. Bài viết hôm nay, chuyên gia sức khỏe sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn hải sản cho bệnh nhân tiểu đường một cách hợp lý. Bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé.

 

Tiểu đường là bệnh gì?

   Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp làm tăng lượng đường trong máu.

 

 bệnh tiểu đường là gì

Tiểu đường là bệnh gì?

 

   Bệnh tiểu đường có 3 dạng: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

 

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Tùy vào từng loại bệnh tiểu đường mà có các nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

- Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1:

   Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi các tế bào của đảo tụy bị phá hủy, không thể tiết ra insulin, gây thiếu hụt insulin tuyệt đối, người bệnh phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

   Nguyên nhân chính xác của tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được xác định. Có một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do hệ miễn dịch; các tế bào của hệ miễn dịch cơ thể bình thường chỉ chống lại các tác nhân gây hại, vì một lý do nào đó nên phá hủy các tế bào tiết insulin, gây nên tiểu đường tuýp 1.

- Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2:

   Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, có những trường hợp là do lượng tiết insulin bị giảm sút và cũng có trường hợp do chức năng insulin bị suy giảm (kháng insulin). Nguyên nhân của bệnh là do yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.

+ Yếu tố di truyền:

   Đó là gen di truyền liên quan đến việc tiết insulin hoặc chức năng tuyến tụy, và người ta nói rằng khi những bất thường về gen di truyền này xuất hiện cùng nhau, bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhiều khả năng khởi phát hơn.

+ Yếu tố môi trường:

   Yếu tố môi trường là do thói quen ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, không lành mạnh như ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, chất đường và ít vận động thể lực.

   Trong những năm gần đây, người ta đã chỉ ra rằng việc thiếu lượng hấp thụ chất xơ và magie do sự thay đổi chế độ ăn uống sau chiến tranh (như giảm mạnh lượng hấp thụ lúa mạch và ngũ cốc) có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2.

- Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ:

   Quá trình mang thai sẽ làm cho cơ thể người mẹ phải tăng cường sản xuất insulin để ổn định mức đường trong máu. Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ mang thai không thể tự sản xuất đủ lượng insulin và dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng lên. Hiện tượng này thường tự hết sau khi sinh con.

 

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

   Tiểu đường là bệnh lý gây tử vong thứ 3 ở nước ta, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh nguy hiểm như vậy bởi nếu bệnh nhân không có biện pháp kiểm soát tốt lượng đường trong máu khiến đường huyết tăng cao kéo dài hoặc dao động lên xuống thất thường sẽ gây ra rất nhiều các biến chứng khác nhau như:

  • Biến chứng ở mắt: Bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể và glaucoma.  Trong đó, bệnh võng mạc mắt là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở bệnh nhân đái tháo đường.
  • Biến chứng trên đường tiết niệu: Suy thận, rối loạn tiểu tiện… trong đó suy thận là một trong những biến chứng gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Biến chứng thần kinh: Biểu hiện đa dạng như tê bì tay chân, mất cảm giác, chóng mặt khi thay đổi tư thế, đầy bụng, ăn chậm tiêu, buồn nôn sau khi ăn, rối loạn cương dương, rối loạn tiểu tiện, hạ đường huyết không có dấu hiệu cảnh báo (không có cảm giác đói)...
  • Biến chứng trên động mạch ngoại vi: Đau cách hồi, đau khi nghỉ, khi nặng có thể dẫn tới tắc mạch chi gây hoại tử mô, thậm chí phải cắt cụt chi.
  • Biến chứng trên động mạch vành: Nhồi máu cơ tim có thể gặp ở những người trẻ tuổi, thường có tiên lượng xấu hơn so với các bệnh nhân không mắc tiểu đường.

  

Lựa chọn hải sản cho bệnh nhân tiểu đường như thế nào? 

 

cá hồi tốt cho người tiểu đường

Cá hồi tốt cho người bệnh tiểu đường

 

Cá hồi bổ sung axit béo omega-3 cho người bệnh tiểu đường

   Cá hồi thường đứng đầu danh sách các món được khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường vì chứa nhiều axit béo omega-3, đây là loại chất béo có lợi cho sức khỏe, bổ dưỡng cho tim, da, não và các bộ phận khác nữa. Giống như hầu hết các loại cá khác, có nhiều lựa chọn để chế biến cá hồi thành món ăn lành mạnh với người bệnh tiểu đường, bao gồm luộc, áp chảo và nướng.

   Nếu người bệnh đang muốn nhắm tới mức tiêu thụ thấp hơn 2.300 mg muối mỗi ngày, hoặc 1.500 mg cho người bị huyết áp cao thì cá biển là một sự lựa chọn tuyệt vời. Mỗi loại cá đều có hương vị độc đáo, do đó người bệnh không cần dùng muối trong quá trình chế biến mà thay vào đó là một chút hương vị thảo mộc. Lá thì là hoặc vài giọt chanh tươi hay một ít nước ép cam quýt là những gia vị phù hợp để món cá hồi nướng trở nên hấp dẫn hơn.

Ăn tôm với số lượng hạn chế để kiểm soát cholesterol

   Vì tôm chứa lượng cholesterol tương đối cao so với các loại hải sản khác nên nhiều người mắc bệnh tiểu đường cũng đang cố gắng hạn chế ăn tôm để tránh tăng cholesterol. 100 gram tôm có lượng cholesterol tương đương với một quả trứng. Nhưng sử dụng tôm với tần suất 1 đến 2 tuần một lần sẽ tốt cho sức khỏe và không làm tổn thương đến tim hoặc có ảnh hưởng xấu cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt nếu thực đơn dinh dưỡng chung của người bệnh quá ít chất béo, có thể dùng tôm để bổ sung lượng calo cần thiết. Bệnh nhân có thể thử công thức tôm xào gừng cay nồng. Món này chỉ chứa 44 calo cho mỗi khẩu phần, rất thích hợp để dùng khai vị nhẹ nhàng nhưng không kém phần hấp dẫn.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn cua thế nào là hợp lý?

   Theo một nghiên cứu tại nước Anh, ăn các loại cá thường xuyên giúp bảo vệ bệnh nhân chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng tôm, cua hay ốc có thể gây tác dụng ngược lại. Những số liệu ghi nhận được cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có sở thích ăn các loại hải sản có vỏ này tăng khoảng 36%.

   Thực tế, không phải vì bản thân các loại hải sản này có hại mà là do cách chế biến thông thường của chúng không tốt cho người bị tiểu đường. Chúng ta vẫn hay dùng tôm, cua hoặc ốc chế biến với rất nhiều đường, dầu mỡ, sốt bơ, phô mai. Đây là những loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol rất cao, đó chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

   Vì thế, bệnh tiểu đường có được ăn cua không tùy thuộc vào cách chế biến. Hãy thử nêm lá nguyệt quế như một gia vị để món ăn càng hấp dẫn hơn thay vì chỉ dùng muối. Tuy nhiên, thách thức của việc tách được phần thịt ra khỏi các loài động vật có vỏ cứng như cua hay tôm hùm cũng gây ra nhiều phiền hà và khó khăn cho những ai muốn tự làm ra món hải sản tốt cho người bệnh tiểu đường.

 

Tần suất ăn hải sản với bệnh nhân tiểu đường thế nào là hợp lý?

   Hiện nay, các chuyên gia vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn hải sản khoảng hai lần một tuần, hay ăn càng nhiều càng tốt. Tháng 09 năm 2009, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã phát hiện ra sự gia tăng nhẹ về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở những phụ nữ ăn nhiều cá trong một ngày và nhiều lần trong tuần. Tuy nhiên, một nghiên cứu cùng chủ đề được công bố sau đó vào tháng 09 năm 2011 cho thấy: Ăn nhiều cá làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nam giới và không có ảnh hưởng gì đến nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ. 

   Do đó, cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ - người thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh và đường huyết của bạn để có được lời khuyên hữu ích về số lượng và tần suất ăn hải sản hợp lý.

   Bên cạnh những lưu ý trong chế độ ăn uống nói chung và lựa chọn hải sản nói riêng, một vấn đề nữa cũng đang được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường quan tâm, đó là việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh. Một trong những sản phẩm được các bệnh nhân tiểu đường tin dùng hiện nay đó chính là BoniDiabet + của Mỹ. 

 

BoniDiabet +  - Giải pháp tối ưu cho bệnh nhân tiểu đường

   BoniDiabet +  của Mỹ do công ty Botania phân phối tại thị trường Việt Nam là một trong số rất ít những sản phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường được bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như kẽm, crom, magie, selen giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh đái tháo đường trên tim, thận, mắt, thần kinh ngoại vi.

   Không những thế, trong BoniDiabet + còn chứa nhiều thảo dược có tác dụng giúp hạ đường huyết nổi tiếng như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, kết hợp với quế giúp giảm cholesterol và lô hội giúp mau lành vết thương.

   Các thành phần trên đều được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn, được bào chế bằng công nghệ microfluidizer - công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới, giúp khả năng hấp thu có thể lên tới 100%, tối đa hóa hiệu quả giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

 

Công thức thành phần đột phá của BoniDiabet +

Công thức thành phần đột phá của BoniDiabet +

 

   Hơn 10 năm đứng vững trên thị trường, BoniDiabet đã được hàng trăm nghìn khách hàng đón nhận và tin tưởng sử dụng. Sản phẩm cũng đã được chứng minh không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào và có hiệu quả giúp hạ đường huyết trên 96,67% người sử dụng qua thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông.

   Năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng.

 

Đánh giá của người dùng về sản phẩm BoniDiabet +

   Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniDiabet +  được hàng vạn bệnh nhân tiểu đường tin dùng và đánh giá cao. Dưới đây là chia sẻ của bệnh nhân đã dùng sản phẩm:

Chú Hoàng Văn Hải (52 tuổi). Địa chỉ: Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang. Số điện thoại: 0983.090.165.

 

Chú Hoàng Văn Hải (52 tuổi)

Chú Hoàng Văn Hải (52 tuổi)

 

   “Chú bị tiểu đường 4 năm rồi, đường huyết lúc phát hiện bệnh là 12 mmol/l. Chú được bác sĩ kê cho dùng 2 viên thuốc tây mỗi ngày. Chú uống thuốc đều đặn nhưng cơ thể vẫn thường xuyên mệt mỏi và sau 1 năm dùng thuốc tây, chú thấy xuất hiện các biến chứng bệnh tiểu đường như tay chân tê bì, châm chích như kiến đốt, mắt mờ hẳn đi, đọc báo chú cũng chịu vì chẳng nhìn rõ chữ gì cả.”

“Thật may là chú được biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, kết hợp cùng thuốc tây. Sau 2 tháng sử dụng như vậy, người chú khỏe khoắn hẳn ra, đường huyết của chú đã về ngưỡng an toàn khoảng 6 mmol/l. Chú kiên trì dùng thêm thì sau 4 tháng, triệu chứng tê bì tay chân cũng giảm hẳn, mắt sáng rõ hơn, chú chẳng cần đeo kính khi đọc báo hay khi làm việc nữa. Thấy vậy, bác sĩ đã giảm cho chú nửa liều thuốc tây rồi. Chú cũng giảm liều BoniDiabet + còn 2 viên mỗi ngày mà đường huyết vẫn luôn duy trì ổn định như thế, đồng thời cũng không thấy xuất hiện thêm biến chứng nào nữa. Chú hài lòng lắm!”

 

Chú Bùi Văn Minh (59 tuổi) ở số 666, tổ 2, Trung Sơn 1, p.Cẩm Sơn, Cẩm Phả, Quảng Ninh, điện thoại: 0838.247.898


Chú Bùi Văn Minh (59 tuổi)

Chú Bùi Văn Minh (59 tuổi)

 

Năm 2008, chú phát hiện ra mình bị tiểu đường, đường huyết của chú tăng cao đến 18.5 mmol/l, trong vòng 5,6 tháng mà chú sụt 8 cân. Chú dùng thuốc tây thì nhiều lúc thấy người cồn cào, hoa mắt chóng mặt nếu không ăn ngay cái gì đó là xỉu ngay. Mắt chú lúc nào cũng như có quầng đen trước mắt, chân tay tê bì không có cảm giác gì. Năm 2010, tình cờ chú đọc báo thấy có nhiều người bệnh tiểu đường dùng BoniDiabet +  cho phản tốt nên dùng thử. Ban đầu, chú dùng 4 viên BoniDiabet +  kèm 4 viên thuốc tây. Sau 2 tháng đi đo, đường huyết xuống 7 mmol/l. Vì thế nên bác sĩ cũng giảm liều thuốc tây cho chú, bây giờ chú chỉ dùng 1 viên thuốc tây cộng với 2 viên BoniDiabet +  buổi sáng và 1 viên buổi tối mà đường huyết luôn ổn định khoảng  6.8 mmol/l. Vì thế, người chú khỏe khoắn hẳn ra, bây giờ được 65 cân rồi đấy. Không có tình trạng xỉu do tụt đường huyết gì hết. Từ hồi dùng BoniDiabet +  đến nay đã được 6 năm, mắt chú lại còn sáng ra, chữ trên báo chú cũng đọc tốt chẳng cần kính, tay chân hết hẳn tê bì.”

   Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được cách lựa chọn hải sản cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, việc sử dụng sản phẩm BoniDiabet + cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc