Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cảnh báo tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt

Thứ ba, 01-08-2017 10:13 AM

Mục lục [Ẩn]

 

    Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là tình trạng không hề hiếm gặp. Tình trạng này xuất hiện một vài lần rồi chấm dứt là hiện tượng bình thường, có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài liên tục không hết thì rất nguy hiểm bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý như trĩ, polyp hậu môn, viêm loét đại trực tràng hoặc ung thư trực tràng... Chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết dưới đây:

 

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là gì?

   Đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tại vùng hậu môn trực tràng, đây là hiện tượng trong phân có lẫn máu hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Đi ngoài ra máu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí là thâm đen.

   Biểu hiện của tình trạng đi ngoài ra máu tươi có thể là rất ít và kín đáo, chỉ thấm vào giấy vệ sinh nhưng cũng có thể nặng hơn khi máu chảy thành tia hay thành giọt, đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như đau quanh vùng hậu môn, mót rặn, sờ thấy búi trĩ ở rìa hậu môn ... tùy theo từng bệnh lý.

 

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có thể là triệu chứng của những bệnh lý nào?

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Dưới đây là một số bệnh lý bạn có thể mắc phải khi bị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt:

 

  • Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là do bệnh táo bón

Theo thống kê, có tới 50% nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là do bệnh táo bón kéo dài.

Nguyên nhân đi ngoài ra máu ở táo bón là do khi bị táo bón phân sẽ khô cứng, vón thành cục lớn, khi đại tiện phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, làm ống hậu môn bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí rách kẽ hậu môn làm chảy máu…

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt do táo bón là một triệu chứng thường gặp, nhưng không nguy hiểm, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, siêng vận động, mục đích là để cải thiện táo bón, nếu hết táo bón nguy cơ đi ngoài ra máu sẽ mất hoàn toàn.

 

  • Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là do bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu là biểu hiện phổ biến nhất khi bị trĩ với dấu hiệu đặc trưng là đại tiện ra máu tươi, ra sau phân. Ban đầu máu chảy kín đáo, về sau chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà. Nếu để bệnh nặng hơn, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy.

 

  • Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là do bệnh nứt kẽ hậu môn trực tràng hoặc viêm ống hậu môn

Thường do táo bón, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt ống hậu môn. Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh, khiến người bệnh đau dữ dội vùng hậu môn và đau lưng, kể cả khi không đại tiện.

 

  • Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là do bệnh viêm, loét đại tràng

Viêm, loét đại tràng là hiện tượng lớp niêm mạc trong lòng đại trực tràng bị tổn thương gây ra tình trạng viêm, sưng đỏ. Bệnh lâu ngày sẽ tạo ra các vết trợt, ổ loét sâu.

 

Nguyên nhân gây bệnh đa phần là do nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống không hợp lý, không điều độ, căng thẳng, stress cũng có thể dẫn tới căn bệnh này.

 

  Khi mắc viêm, loét đại tràng, ngoài tình trạng đi ngoài ra máu tươi, phân của bệnh nhân thường lẫn chất nhầy. Đồng thời bệnh nhân viêm, loét đại tràng thường xuất hiện tình trạng đau bụng dưới.

 

  • Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là do bệnh Polyp đại tràng, trực tràng

Polyp đại – trực tràng là tình trạng những tế bào tăng sinh bất thường trên niêm mạc ruột, hình dạng giống như một khối u trồi lên. Trường hợp polyp có cuống dài và ở gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài gây lầm tưởng với búi trĩ.

 

Khi bị polyp đại – trực tràng, người bệnh sẽ gặp triệu chứng đi ngoài ra máu tươi với số lượng nhiều, máu chảy thành giọt, đôi khi thành tia, có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu nặng. Bệnh nhân đại tiện nhiều lần, máu tươi có thể lẫn dịch nhầy, kèm theo sốt và đau bụng dưới. Nếu polyp có cuống dài và ở gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài.

 

Hiện nay, bệnh có thể chẩn đoán dễ dàng qua soi trực tràng hoặc đại tràng và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.

 

  • Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là do bệnh ung thư đại trực tràng

Bệnh thường gặp ở người già, người bệnh đi ngoài ra máu đen hoặc tươi và lẫn trong phân. Thăm và soi trực tràng thấy khối u, thời kỳ cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, xuất hiện táo bón.

Triệu chứng chủ yếu là đi ngoài ra máu tươi kéo dài, máu ra từng giọt hay từng tia. Thăm và soi trực tràng thấy khối u.

 

  • Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là do xuất huyết đường tiêu hóa

  Xuất huyết đường tiêu hóa là hiện tượng chảy máu trên bất kì phần nào của ống tiêu hóa như là thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già… Xuất huyết tiêu hóa có thể gặp ở những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, người có bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ). Một vài trường hợp xuất huyết tiêu hóa là do người bệnh uống phải những dung dịch có tính kiềm hoặc axit, những người uống rượu nôn nhiều, tâm lý căng thẳng, cũng có thể làm xuất huyết tiêu hóa.

 

   Trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt kể trên, tùy thuộc vào triệu chứng mắc kèm, độ tuổi của người mắc cũng như các thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng mà bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng này có nguyên nhân là do đâu. Trong đó, bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân rất thường gặp gây ra tình trạng này. Chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm về bệnh trĩ cũng như các biện pháp xử trí tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt trong phần dưới đây nhé.

 

Bệnh trĩ là gì?

    Bệnh trĩ (còn gọi là lòi dom theo dân gian) là bệnh được tạo thành do sự giãn quá mức các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn gây viêm, sưng hoặc xung huyết (chảy máu). Đây là căn bệnh rất phổ biến (tỷ lệ mắc trung bình ở Việt Nam là 30 - 50%), đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn.

    Tuy trĩ không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm năng suất lao động và khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn. Khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

 

Hình ảnh: Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Hình ảnh: Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

 

Ngoài đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt, bệnh trĩ còn có triệu chứng nào khác?

Ngoài tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt, khi mắc bệnh trĩ, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số triệu chứng khác sau:

  • Cảm giác khó chịu ở hậu môn: đau, rát căng tức khó chịu, sưng đau hậu môn. Trĩ lâu ngày không điều trị sưng to, đôi khi để lại nhiều biến chứng làm các cảm giác khó chịu hậu môn tăng lên do hậu quả của quá trình viêm như ngứa ngáy khó chịu và tiết nhầy gây ngứa.
  • Sưng nề vùng hậu môn: Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn, về sau búi trĩ to lên thì sa ra ngoài hậu môn, có thể trĩ bị phù nề hoặc sưng khá to và mắc nghẹt không thể đẩy lên được làm người bệnh rất đau.
  • Đau: Có thể không đau hoặc đau cấp, đau mạn tính. Đau trong các trường hợp sau: Tắc mạch do xuất hiện trong búi trĩ những cục máu đông nhỏ, có thể  kèm theo nứt hậu môn.
  • Triệu chứng toàn thân: thường không thay đổi. Dấu hiệu thiếu máu có thể gặp ở các trường hợp trĩ có chảy máu. Trĩ chảy máu nhiều ngày không điều trị có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, đôi khi cần phải truyền máu.

 

Cách phòng tránh tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt ở bệnh trĩ.

   Để phòng tránh hiện tượng đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ, người bệnh cần cần chú ý những nguyên tắc sau:

 

- Ăn uống khoa học: Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ít thịt, nhiều chất xơ để giải nhiệt cơ thể và chống táo bón như: chọn rau lang, rau dền, mướp, cà rốt, mồng tơi, diếp cá… và các loại trái cây nhuận tràng như: chuối, bưởi, đu đủ, cam, quýt… Mỗi ngày cần bổ sung 2,5 lít nước để tránh táo bón. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá và đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu) sẽ khiến các búi trĩ phát triển nhanh hơn.

- Không nhịn đi đại tiện: Nên tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, tránh rặn nhiều gây tổn thương cho hậu môn. Đi xong nên dùng nước để vệ sinh, bệnh nhân đã có tiền sử mắc trĩ nên vệ sinh hậu môn 2 - 3 lần/ngày.

- Thay đổi thói quen vận động: Tránh khuân vác quá nặng, không đứng hoặc ngồi lâu, tập thể dục hàng ngày để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu, tốt nhất là đi bộ và yoga.

- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu giận: Lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu hạn chế lưu thông khiến tình trạng trĩ nặng thêm.

 - Tăng cường sử dụng các thảo dược giúp làm bền thành mạch và hỗ trợ cầm máu, co búi trĩ.

  

Một trong những loại thảo dược dân gian thường được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị trĩ, giúp cầm máu và co búi trĩ là Hòe hoa. Đây là một loại thảo dược rất thân quen vẫn được trồng trong vườn nhà và có rất nhiều ở Việt Nam.

   Điều tạo nên sự đặc biệt của hòe Hoa chính là thành phần Rutin. Rutin là hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon được chiết xuất từ Hòe hoa. Đây là hợp chất có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn, vỡ mạch, giúp bảo vệ hệ thống mao mạch. Thiếu chất này khiến mao mạch bị yếu, giảm độ đàn hồi, tăng tính thấm mao mạch làm cho hệ thống mao mạch dễ bị giãn, giòn và vỡ.

Bệnh trĩ xảy ra khi hệ tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị suy yếu làm ứ đọng máu tại hệ thống tĩnh mạch hậu môn, lâu ngày dẫn đến sưng viêm. Vì vậy rutin trong nụ hòe không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của mao mạch, giúp hệ thống mao mạch bền chắc, dẻo dai mà còn hỗ trợ cầm máu, tiêu búi trĩ.

 

BoniVein - kết hợp hoa hòe với những thảo dược Châu Âu cho hiệu quả tối ưu

BoniVein của Canada và Mỹ là sự kết hợp toàn diện của các thảo dược hoa hòe, hạt dẻ ngựa, diosmin và hesperidin. Ngoài ra, trong BoniVein còn chứa các thảo dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh và làm bền vững thành mạch như hạt nho, quả lý chua đen, vỏ thông, butcher’s broom và thảo dược có tác dụng hoạt huyết, giảm ứ trệ máu tại búi trĩ là bạch quả.

Với sự kết hợp tối ưu này, BoniVein giúp phòng ngừa bệnh trĩ, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt, đau rát, ngứa hậu môn và giảm biến chứng của bệnh trĩ.

BoniVein là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của:

- FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)

- Health Canada ( Bộ y tế Canada)

- NSF International ( Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

Tại Việt Nam, BoniVein được phân phối bởi công ty Botania và được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.

 

Đánh giá của khách hàng sử dụng BoniVein

BoniVein đã đem lại tự tin cho hàng triệu bệnh nhân bị trĩ trên khắp cả nước. Dưới đây là một số chia sẻ của các bệnh nhân:

 

  • Chú Trần Đăng Khoa, 58 tuổi. Địa chỉ: số nhà 73A Nguyễn Thái Học, tp Vinh, Nghệ An. SĐT 0949630888

“Chú bị bệnh trĩ rất nặng, máu chảy phun ra như cắt tiết gà sau khi đi vệ sinh, thêm cả đau rát, ngứa ngáy rất khó chịu, búi trĩ thì cứ thập thò trong lúc đi vệ sinh, đi xong rồi phải dùng tay đẩy mới lên.  Đi viện khám thì chú mới biết mình đã mắc trĩ cuối độ 3 dần chuyển sang độ 4 rồi. Bác sĩ kê cho thuốc tan huyết khối và daflon và bảo chú về theo dõi thêm, nhưng một thời gian sau bệnh chỉ đỡ một phần, búi trĩ vẫn còn đấy. Thật may vì chú sớm biết BoniVein của Mỹ và Canada. Chỉ sau khoảng 3 lọ là hiện tượng chảy máu gần như hết hẳn, tình trạng đau rát và ngứa ngáy cũng đỡ được đến 80% rồi. Từ ngày dùng BoniVein chú đi vệ sinh nhẹ nhàng, búi trĩ cũng đang có dấu hiệu co lên từ từ. Sau 3 tháng các triệu chứng đã chấm dứt hẳn, búi trĩ đã co lên được đến 90%, chú không còn phải vất vả nhét lên sau mỗi lần đi vệ sinh nữa. Đến bây giờ chú đã dùng được hơn 6 tháng, búi trĩ đã biến mất hoàn toàn, trước búi trĩ cứ cộm cộm lên rất khó chịu mà bây giờ phẳng lì rồi.”

 

Chú Trần Đăng Khoa, 58 tuổi

Chú Trần Đăng Khoa, 58 tuổi

 

  • Ông Trần Xuân Thành, 88 tuổi ở 45 phố Hàng Ngang, phường Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đt Đt 036.341.828

“Tôi vừa bị trĩ, vừa bị suy giãn tĩnh mạch. Bệnh trĩ đang ở độ 3, trước đây có triệu chứng đau, rát, chảy máu, dần dần triệu chứng này đã đỡ nhưng búi trĩ sa ra rất nhiều, mỗi lần đi vệ sinh xong, tôi phải rửa sạch sẽ sau đó dùng tay đẩy nó mới lên được, còn nếu không búi trĩ cứ sa ra ngoài liên tục như thế, đi khám bác sĩ khuyên nên phẫu thuật vì đã là độ nặng rồi nhưng tôi không làm vì tuổi quá cao. Tôi dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày chia 2 lần, sau 2 tháng từ trĩ độ 3 đã chuyển thành trĩ độ 2, tức là búi trĩ sa ra khi đi vệ sinh đã tự co lên được không cần dùng tay đẩy lên nữa. Tôi tin tưởng nên tiếp tục sử dụng, sau 2 tháng tiếp búi trĩ đã co được ¾ rồi. Hiện tại tôi vẫn đang tiếp tục sử dụng để búi trĩ co lên hoàn toàn và đề phòng bệnh tái phát.”

 

Ông Trần Xuân Thành, 88 tuổi

Ông Trần Xuân Thành, 88 tuổi

 

  • Cô Đỗ Thị Nội, 61 tuổi, số 27, ngõ 515/13 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, Đt: 036.265.1848

“Tôi bị trĩ cách đây gần 40 năm sau khi sinh con xong, nếu người khỏe thì đỡ nhưng người yếu hay mệt thì búi trĩ sa ra nhiều hơn. Tôi bị triệu chứng đau, rát hậu môn rất khó chịu, đi vệ sinh ra máu, không phải máu lẫn với phân mà đi vệ sinh xong xuôi tia máu mới phun ra phủ lấy phân như gà cắt tiết, còn hậu môn thì rất nhiều búi trĩ, xếp lại xòe như 1 bông hoa.

   

    Tôi uống BoniVein với liều 4 viên, sau hơn 1 tháng đi ngoài tôi đã thấy hết triệu chứng đau, rát, chảy máu, càng dùng thì búi trĩ đã xoăn tít lại và co dần vào trong hậu môn. Đặc biệt triệu chứng kiến cắn kéo từ mạn sườn bên này sang mạn sườn bên kia sau khi dùng BoniVein đã hết.”

 

Cô Đỗ Thị Nội, 61 tuổi

Cô Đỗ Thị Nội, 61 tuổi

 

Qua bài viết chúng ta biết được đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý đường tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ. Khi mắc bệnh trĩ, ngoài việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa, thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp thay đổi lối sống, bệnh nhân trĩ cũng nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ từ thảo dược thiên nhiên BoniVein của Mỹ và Canada. Nếu có bất cứ thắc mắc nào mời quý bạn đọc gọi tới số miễn cước 18001044 để được tư vấn.

 

Mời các bạn xem thêm:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc