Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đi tiểu phải rặn là bệnh gì? Lời giải đáp từ chuyên gia

Thứ năm, 01-04-2021 15:34 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bị tiểu khó, đi tiểu phải rặn chứ không được thông thoáng như bình thường là tình trạng nhiều người gặp phải. Có nhiều bệnh lý gây ra tình trạng này và nếu không được khắc phục kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Vậy, tình trạng đi tiểu phải rặn là bệnh gì? Các chuyên gia của Bí Quyết Sống Khỏe sẽ giải đáp vấn đề này một cách chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi!

 

Đi tiểu phải rặn là bệnh gì?

Đi tiểu phải rặn là bệnh gì?

 

Cơ chế gây tiểu khó, đi tiểu phải rặn là gì?

   Đi tiểu phải rặn hay còn gọi là tiểu khó, là tình trạng người bệnh phải rặn lâu và dùng sức mới ra được nước tiểu; nước tiểu không thành dòng mà nhỏ giọt, thời gian đi tiểu kéo dài và khiến người bệnh khó chịu, thậm chí là vã mồ hôi sau khi đi tiểu.

Bình thường, chúng ta đi tiểu được là sự phối hợp nhịp nhàng của:

  • Sự co bóp của bàng quang.
  • Sự giãn nở của cổ bàng quang.
  • Sự thông thoáng của ống niệu đạo.

   Nước tiểu khi đó dễ dàng được đẩy ra ngoài, con người sẽ đi tiểu thông thoáng  mà không cần phải rặn. Khi có bất kỳ vấn đề nào làm ảnh hưởng đến các cơ chế tống nước tiểu kể trên, người bệnh sẽ gặp tình trạng tiểu khó, phải rặn. Vậy, những bệnh lý nào gây tình trạng này?

 

Cơ chế gây tiểu khó, đi tiểu phải rặn là gì?

Cơ chế gây tiểu khó, đi tiểu phải rặn là gì?

 

Đi tiểu phải rặn là biểu hiện của bệnh gì?

Sau đây là những bệnh lý thường gặp gây tiểu khó, đi tiểu phải rặn:

Viêm niệu đạo

   Tình trạng viêm sẽ khiến lòng niệu đạo bị hẹp lại, cản trở dòng nước tiểu, từ đó gây hiện tượng tiểu khó, đi tiểu phải rặn. Ngoài ra, người bệnh còn gặp những triệu chứng khác như: Tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, có lẫn mủ, vùng kín hay đau rát, ngứa ngáy, khó chịu,....

   Thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ giới bị tiểu khó do viêm niệu đạo nhiều hơn so với nam giới. Nếu không được chữa trị sớm, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục và bàng quang, gây nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, viêm bàng quang...

 

Đi tiểu phải rặn do viêm niệu đạo thường gặp ở nữ

Đi tiểu phải rặn do viêm niệu đạo thường gặp ở nữ

 

Viêm tuyến tiền liệt

   Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ chỉ có ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Khi bị viêm, thể tích của tuyến này sẽ tăng lên, gây chèn ép vào niệu đạo khiến lòng của ống dẫn nước tiểu bị thu hẹp, gây cản trở dòng nước tiểu.

   Bệnh có 2 dạng thường gặp nhất là viêm tiền liệt tuyến cấp tính và mãn tính, tùy vào tình trạng bệnh mà có những dấu hiệu nhất định. Trong đó, tiểu khó, đi tiểu phải rặn là biểu hiện của tình trạng viêm tuyến tiền liệt cấp tính. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng khác như:

- Đau vùng bẹn bìu, xương mu hoặc xung quanh “cậu nhỏ”

- Có thể xuất hiện máu ở trong nước tiểu và tinh dịch.

- Có thể bị đau buốt khi xuất tinh.

- Người bệnh thấy rét như bị cúm, ớn lạnh.

Phì đại tuyến tiền liệt

   Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây tình trạng tiểu khó, đi tiểu phải rặn ở nam giới tuổi trung và cao niên. Khi bước vào tuổi trung niên, trong cơ thể nam giới có sự rối loạn bài tiết hormon, trong đó nồng độ Dihydrotestosterone (DHT) tăng lên, kích thích những tế bào mô tuyến tiền liệt gia tăng về kích thước khiến đường tiểu bị chèn ép, cản trở dòng nước tiểu.

 

Tuyến tiền liệt bị phì đại gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo

Tuyến tiền liệt bị phì đại gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo

 

Nam giới càng lớn tuổi thì triệu chứng tiểu khó càng rõ nét vì theo thời gian, khối u xơ tuyến tiền liệt cũng to dần, tình trạng tiểu khó khi ấy sẽ diễn ra với tần suất dày hơn.

Ngoài hiện tượng tiểu khó, đi tiểu phải rặn, người bệnh phì đại tuyến tiền liệt còn gặp phải những triệu chứng như:

  • Tiểu đêm nhiều lần (nhiều hơn 1 lần mỗi đêm).
  • Ban ngày đi tiểu nhiều, liên tục, vừa đi tiểu xong đã muốn đi tiếp.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, són tiểu.

Vì phì đại tuyến tiệt là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu khó, đi tiểu phải rặn ở nam giới nên sau đây chúng tôi sẽ tập trung phân tích về mức độ nguy hiểm cũng như cách cải thiện hiệu quả căn bệnh này.

 

Đi tiểu phải rặn do phì đại tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?

   Bệnh phì đại tuyến tiền liệt không chỉ gây bất tiện bởi những triệu chứng rối loạn tiểu tiện (tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu đêm,...), mà còn khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Những biến chứng do phì đại tuyến tiền liệt gây ra bao gồm:

  • Bí tiểu hoàn toàn: Kích thước tuyến tiền liệt quá lớn sẽ làm bít tắc đường niệu đạo, khiến người bệnh bị bí tiểu hoàn toàn. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần ngay lập tức tới bệnh viện để bác sĩ thông tiểu.
  • Sỏi bàng quang: Nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày ở bàng quang vô tình tạo điều kiện cho sỏi hình thành và phát triển, gây đau đớn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời khiến tình trạng tiểu khó trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: Nước tiểu bị ứ lại không thải ra được gây nhiễm khuẩn tiết niệu với các biểu hiện như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục.
  • Suy thận: Rối loạn tiểu tiện lâu ngày kèm thêm nhiễm khuẩn, sỏi tiết niệu có thể dẫn đến suy thận.

 

Làm sao để cải thiện bệnh phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả?

   Để khắc phục tình trạng đi tiểu phải rặn và các triệu chứng khác cũng như phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm kể trên, bạn cần có biện pháp giúp co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt hiệu quả.

   Nguyên nhân trực tiếp khiến tuyến tiền liệt tăng sinh kích thước đó là sự tăng nồng độ của hormon Dihydrotestosterone (DHT). DHT được chuyển hóa từ testosteron dưới sự xúc tác của enzym 5-alpha reductase. Dựa vào cơ chế đó, khoa học đã phát hiện ra rằng khi ức chế enzym này, chúng ta sẽ ngăn chặn được sự tăng sinh và làm co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt, từ đó bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả.

   Để biết rõ hơn về biện pháp giúp cải thiện hiệu quả bệnh phì đại tuyến tiền liệt, khắc phục tình trạng đi tiểu phải rặn ở nam giới, mời các bạn xem những lời chia sẻ của BS CKII Hoàng Đình Lân - Nguyên trưởng khoa ngoại, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương ở video dưới đây: 

 

BS Hoàng Đình Lân chia sẻ biện pháp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đi tiểu phải rặn ở nam giới do bệnh phì đại tuyến tiền liệt

 

   Bác sĩ cho biết: “Để cải thiện hiệu quả bệnh phì đại tuyến tiền liệt, xu hướng của y học hiện đại ngày nay là sử dụng sản phẩm viên uống từ thảo dược thiên nhiên  có cơ chế giúp ức chế enzym 5-alpha reductase, từ đó giúp co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt hiệu quả. Sản phẩm mà tôi tin tưởng nhất và luôn khuyên các bệnh nhân sử dụng đó là BoniMen của Canada”.

 

Sản phẩm BoniMen của Canada

Sản phẩm BoniMen của Canada

 

BoniMen - Không còn nỗi lo đi tiểu phải rặn do phì đại tuyến tiền liệt

   BoniMen có nguồn gốc xuất xứ từ Canada, được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – Tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.

   Thành phần của BoniMen là sự kết hợp đột phá các loại thảo dược thiên nhiên với các vi chất thiết yếu, giúp khắc phục mọi khía cạnh của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Cụ thể, cơ chế tác dụng của sản phẩm BoniMen bao gồm:

  • Giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt nhờ ức chế enzym 5-alpha reductase, giúp giảm nồng độ hormon DHT nhờ 3 loại thảo dược: Quả cọ lùn, vỏ anh đào Châu Phi, dầu hạt bí đỏ.

 

Quả cọ lùn, vỏ anh đào Châu Phi, dầu hạt bí đỏ giúp giảm nồng độ hormon DHT

Quả cọ lùn, vỏ anh đào Châu Phi, dầu hạt bí đỏ giúp giảm nồng độ hormon DHT

 

  • Giúp kháng viêm, làm giãn cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và cổ bàng quang nhờ các thảo dược: Rễ cây tầm ma, bồ công anh, Cranberry, Buchu, Uva ursi. 
  • Giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh phì đại tuyến tiền liệt nhờ cung cấp các dưỡng chất, vitamin, nguyên tố vi lượng như: Zn, Cu, Se, vitamin E, vitamin B6, Lycopen trong chiết xuất cà chua.

Với những thành phần và cơ chế như trên, sản phẩm BoniMen cho hiệu quả vượt trội trong việc:

  • Giúp co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt rõ rệt sau 3 tháng sử dụng.
  • Giúp giảm các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt như đi tiểu phải rặn, tiểu nhiều lần, tiểu không hết, tiểu buốt, tiểu rắt sau 2-4 tuần sử dụng.
  • Giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt như: Bí tiểu hoàn toàn, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt...

 

Tác dụng toàn diện của BoniMen

Tác dụng toàn diện của BoniMen

 

Đã có ai dùng BoniMen chưa và hiệu quả như thế nào?

   Nhờ BoniMen, hàng vạn nam giới không còn khổ sở vì đi tiểu phải rặn, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu buốt… do bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Dưới đây là một số lời chia sẻ của họ:

Bác Trần Xuân Khai (80 tuổi, ở số 10 ngõ 89 đường Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội, Điện thoại: 0358.819.399)

 

Bác Trần Xuân Khai

Bác Trần Xuân Khai

 

   Bác Khai chia sẻ: “Bác bị phì đại tuyến tiền liệt cũng lâu rồi, bệnh khiến bác đi tiểu phải rặn, lần nào cũng vậy, khổ lắm. Đã thế, vừa đi tiểu xong bác lại muốn đi tiếp, một ngày bác ra vào nhà vệ sinh không biết bao nhiêu lần. Còn đêm thì bác phải dậy đi tiểu đêm 5-6 lần, mỗi lần phải đứng rặn mất gần 10 phút. Kích thước tiền liệt tuyến của bác là 60gr, to gấp ba lần người bình thường cơ đấy. Bác được bác sĩ kê đơn Xatral ngày 1 viên nhưng không cải thiện”.

   “Thế mà bác dùng BoniMen được 4 tháng thì kích thước tiền liệt tuyến đã về mức 34gr, bác đi tiểu thông thoáng hơn, không còn tiểu khó, tiểu đêm giảm xuống chỉ còn 1 lần, số lần đi tiểu ban ngày cũng đã trở lại bình thường rồi. Bác không mong gì hơn thế cả.”

Bác Triệu Phi Phượng, 76 tuổi, ở số 20 ngõ 139, Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, số điện thoại: 0936.596.812

 

Bác Triệu Phi Phượng, 76 tuổi

Bác Triệu Phi Phượng, 76 tuổi

 

   Bác Phượng nhớ lại: “Bác phát hiện bị phì đại tuyến tiền liệt từ mấy năm trước, lúc đó kích thước tuyến đã là 43 gam. Ban ngày cứ 1 tiếng là bác phải đi tiểu, đêm thì khoảng 3 - 4 lần. Lúc đầu chỉ tiểu nhiều lần, về sau mỗi lần đi tiểu, bác còn bị tiểu khó, đi tiểu phải rặn thật mạnh thì nước tiểu mới rỉ rỉ ra một chút. ”

   “May mà bác biết tới sản phẩm BoniMen của Canada. Bác dùng ngày 6 viên chia 2 lần, được khoảng 3 - 4 lọ thì các triệu chứng khó chịu đã giảm rõ, bác đi tiểu dễ dàng hơn, không phải rặn như trước nữa, số lần đi tiểu của bác cũng dần trở về bình thường, ban đêm bác được ngủ ngon nên khỏe người lắm. Sau khi dùng được 10 lọ, bác đi tái khám, kích thước tuyến tiền liệt chỉ còn 26 gam. Bác mừng lắm!”

   Bài viết trên đây đã lý giải chi tiết câu hỏi “Tiểu khó, đi tiểu phải rặn là bệnh gì? Làm sao để khắc phục hiệu quả?”. Và BoniMen của Canada là giải pháp tối ưu nhất dành cho trường hợp tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt. Nếu còn băn khoăn gì, mời bạn gọi ngay vào số tổng đài miễn cước 1800 1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniMen 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc