Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Gãy xương do loãng xương

Thứ tư, 20-11-2019 15:10 PM

 

 

Loãng xương được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì căn bệnh này diễn biến âm thầm, triệu chứng sớm không rõ ràng, nhiều người chỉ biết mình bị loãng xương khi bệnh đã ở tình trạng muộn, gặp biến chứng gãy xương, dẫn đến mất khả năng vận động, chậm liền xương. Thường bệnh nhân gãy xương do loãng xương phải nằm bất động lâu ngày, dễ gây loét điểm tỳ, bội nhiễm, các vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi làm tăng tỷ lệ tử vong sau gãy xương do loãng xương.

Cùng tìm hiểu về biến chứng gãy xương do loãng xương trong bài dưới đây.

 

Tỷ lệ gãy xương do loãng xương

Hàng năm số bệnh nhân bị gãy xương do loãng xương theo thống kê ở Anh khoảng 250.000 người, ở Mỹ là 1,5 triệu người. Phạm vi toàn thế giới ước tính khoảng 200 triệu phụ nữ bị gãy xương do loãng xương. Phụ nữ da trắng trên 50 tuổi nguy cơ gãy xương trong phần đời còn lại chiếm khoảng 40% tổng số phụ nữ lớn tuổi, tương đương với tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành ở nam giới (khoảng 13%).

Tại Anh hàng năm có khoảng 600.000 bệnh nhân gãy cổ xương đùi, 50.000 bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay, và 40.000 người được xác định có gãy xẹp cột sống. Ở Mỹ con số tương tự là 300.000 -500.000 và 200.000 bệnh nhân. Hàng năm ở châu Âu có khoảng 179.000 nam giới và 611.000 nữ giới bị gãy cổ xương đùi.

Phụ nữ ở độ tuổi 50-54 và 75-79 khi được khảo sát có tỉ lệ 11,5% và 35% xẹp ít nhất một phần đốt sống.

Tỉ lệ gãy xương do loãng xương tăng lên theo lứa tuổi. Ở phụ nữ tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương từ sau 45 tuổi và chủ yếu gãy đầu dưới xương quay. Ở độ tuổi lớn hơn 65 tuổi thì tỉ lệ gãy cổ xương đùi tăng lên.

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, ước tính có khoảng 8,2 triệu phụ nữ trên 55 tuổi có biểu hiện loãng xương, do đó ước tính có khoảng 560.000 người gãy xương đốt sống, 240.000 gãy cổ xương đùi và trên 240.000 gãy xương ở các vị trí khác (Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh 2011, Hội Loãng xương quốc gia Hoa Kỳ 2013).

- Ở nam giới tỉ lệ gãy xương đùi do loãng xương tăng lên sau tuổi 75.

- Gãy cổ xương đùi hay gặp nhất ở cả 2 giới ở tuổi trên 85.

- Tỉ lệ gãy xẹp đốt sống ít được chẩn đoán nhưng trên lâm sàng thấy rằng gãy xẹp đốt sống tăng theo tuổi; tuy nhiên ở phụ nữ tỉ lệ gãy xương do loãng xương liên quan chặt chẽ hơn với sự tăng tuổi của bệnh nhân.

Gãy xương do loãng xương cũng có liên quan đến chủng tộc. Người châu Á, có tỉ lệ loãng xương cao hơn sơ với người Mỹ da đen gốc Phi.

 

Cơ chế bệnh sinh của gãy xương do loãng xương

  • Mật độ xương thấp:

Mật độ xương thấp (hay mật độ khoáng của xương thấp) là một trong các yếu tố quan trọng nhất gây ra gãy xương.

Mật độ xương (bone mineral density) được xác định bằng lượng mô khoảng trên một đơn vị diện tích (g/cm2) qua kiểm tra bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Với một số kỹ thuật khác, mật độ xương biểu hiện lượng chất khoáng trên đơn vị thể tích xương (g/cm3). Mật độ khoáng của xương ở người lớn được xác định bằng cả mật độ xương đỉnh lúc trưởng thành và tình trạng mất xương qua các năm tiếp theo. Hai quá trình này chịu ảnh hưởng của hiện tượng tái cấu trúc xương, hiện tượng này bị chi phối bởi yếu tố di truyền (gen) và yếu tố môi trường.

  • Chấn thương:

Gãy xương do loãng xương xảy ra do hậu quả của chấn thương có thể nhẹ hoặc nặng tác động lên các xương đã bị giảm về chất lượng và sức mạnh của xương.

Mặc dù có mối liên quan chặt chẽ giữa mật độ khoáng của xương (BMD) và nguy cơ gãy xương nhưng cũng có nhiều yếu tố cơ học khác cũng đóng vai trò quan trọng quyết định sức mạnh của xương và nguy cơ gây gãy xương. Bao gồm tốc độ tái cấu trúc xương, kết cấu của xương xốp, vỏ xương và độ dày của bè xương, hình dạng của xương, và các chỉ số kết cấu của xương.

Hiện nay người ta tập trung nghiên cứu các đo đạc, lượng hóa cấu trúc xương bằng các phương pháp như: Chụp cắt lớp vi tính định lượng và cộng hưởng từ (QCT và MRI). Tuy vậy các nghiên cứu về chất lượng xương cho thấy giảm mật độ khoáng của xương và giảm sức mạnh của xương là nguyên tố gây gãy xương do loãng xương. Ngã, tổn thương phần mềm và hệ cơ xương là yếu tố bệnh sinh cơ bản của gãy xương do loãng xương.

Hiện nay người ta thấy gãy xương có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của hệ cơ xương ở phụ nữ sau mãn kinh, trừ gãy xương ở mặt và gãy xương do chấn thương bởi tai nạn giao thông.

 

Phát hiện gãy xương

 

 

 

 

Chụp X quang quy ước là phương pháp đánh giá tình trạng mất xương và loãng xương có độ đặc hiệu thấp. Tuy nhiên X quang quy ước có vai trò quan trọng trong chẩn đoán gãy xương.

Xác định chẩn đoán gãy xương trên phim chụp X-quang vùng cổ tay, cổ xương đùi, khung chậu, và xương đùi là tương đối đơn giản và không khó.

Việc chẩn đoán xác định gãy cột sống khó khăn hơn vì:

  • Phần lớn các bệnh nhân gãy xương đốt sống do loãng xương không có triệu chứng và thường không được khám và chụp phim X quang để chẩn đoán.

  • Hình dạng của thân đốt ở vùng giữa và phía trước- sau khác nhau, do đó không dễ xác định sự biến đổi có tính chất bệnh lý của thân đốt, biến đổi đó có ý nghĩa về lâm sàng và sinh lý bệnh học của loãng xương.

Có 3 thể gãy đốt sống:

  • Gãy kiểu thấu kính 2 mặt lõm.

  • Gãy hình chèm.

  • Xẹp lún toàn bộ đốt sống.

Thực tế lâm sàng những thay đổi hình dạng cột sống có thể quan sát được khi khám có ý nghĩa quan trọng. Nhưng những biến đổi kín đáo, mức độ biến dạng nhẹ rất khó xác định.

Những tình huống khác cũng có thể gây gãy lún đốt sống như viêm lồi cầu, thoái hóa khớp cũng cần phải đoán loại trừ.

Trên phim chụp cũng có thể thấy hình hình ảnh giảm mật độ xương chứng tỏ có hiện tượng mất xương. Mặc dù đây là sự đánh giá mang tính ước lượng phụ thuộc nhiều yếu tố kỹ thuật như: sự tiếp xúc, cùng độ tia chụp…

Giảm mật độ xương thường là dấu hiệu của mất xương mới.

 

Điều trị gãy xương do loãng xương

  • Mục tiêu điều trị:

Điều trị loãng xương cần đạt 2 mục tiêu là dự phòng mất xương và tránh nguy cơ ngã.

  • Xử trí gãy xương do loãng xương

Xử trí gãy xương do loãng xương ở hầu hết các trường hợp không khác so với các loại loãng xương do chấn thương khác ở người khỏe không bị loãng xương.

Tùy theo tình trạng và mức độ gãy xương của bệnh nhân mà áp dụng các biện pháp khác nhau:  Phẫu thuật kết xương; bơm xi măng sinh học vào đốt sống bị xẹp, lún…

Kết hợp điều trị vật lý, phục hồi chức năng như phương pháp dùng nước, kích thích thần kinh bằng xung điện qua da thường đem lại kết quả giảm đau tốt…

 

Nếu như gãy xương ở người trẻ khả năng liền lại rất dễ dàng thì gãy xương ở người già khả năng liền lại rất ít thậm chí gần như không có khi ở độ tuổi quá cao. Loãng xương ở người có tuổi làm tăng nguy cơ gãy xương lên rất nhiều lần và khi gãy xương xảy ra việc phục hồi về ban đầu là vô cùng khó. Vì vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ sức khỏe để phòng ngừa nguy cơ bị loãng xương ngay hôm nay, có như vậy chất lượng cuộc sống sau này sẽ tốt hơn rất nhiều.

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc