Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hỏi: Chân nổi gân tím, xanh có dùng được BoniVein hay không?

Thứ tư, 23-11-2016 10:09 AM

Mục lục [Ẩn]

Hỏi: Mình bị suy giãn tĩnh mạch chân, không thấy đau hay nặng chân như những người khác nhưng bắp chân, khoeo chân nổi gân tím xanh rất nhiều làm mình cảm thấy rất mặc cảm mỗi khi mặc váy, không biết trường hợp của mình sử dụng BoniVein có hiệu quả không? (Như Hà, Hà Nội)

 

Trả lời: 

Chân nổi gân tím, xanh có dùng được BoniVein hay không?

 

Chào chị!

Trường hợp chân nổi gân tím xanh của chị hoàn toàn có thể dùng được BoniVein bởi BoniVein có tác dụng giúp làm giảm căng phồng tĩnh mạch, giảm trương lực tĩnh mạch, tăng tính đàn hồi vì thế sẽ giúp co nhỏ và mờ dần tĩnh mạch trên chân. Chỉ có điều thời gian thấy tác dụng phải ít nhất 2 tháng trở lên, mỗi ngày chị uống 4 viên, chia 2 lần. Chị nên dùng sớm BoniVein để giúp phòng ngừa những triệu chứng như đau, nặng, nhức, tê bì, chuột rút...

 

Chị có thể tham khảo thêm một số thông tin khác về bệnh suy giãn tĩnh mạch dưới đây:

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là một bộ phận của hệ thống tuần hoàn, trong lòng của tĩnh mạch được cấu tạo bởi một hệ thống van một chiều, do đó máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định, không có hiện tượng máu chảy trở lại. Nhờ đặc điểm cấu tạo này mà hệ tuần hoàn hoạt động một cách nhịp nhàng, đều đặn.

Khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương sẽ dẫn đến bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân

 

Nguyên nhân và các yếu tố gây suy giãn tĩnh mạch

- Do khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh

- Tăng áp lực tĩnh mạch do thói quen thường xuyên đứng lâu hay ngồi lâu, mang thai

- Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim

- Viêm tĩnh mạch gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu

- Các yếu tố liên quan khác: Nữ giới, sinh đẻ nhiều lần hoặc thừa cân, nội tiết, sử dụng nhiều thuốc tránh thai, lười vận động, hút thuốc lá, tuổi cao trên 50… đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

Suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhất ở đâu.

     Suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Chi dưới là vị trí xa tim nhất của cơ thể, đồng thời, đây lại là nơi chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Vì vậy mà máu đi từ hệ thống tĩnh mạch chân về tim mất rất nhiều sức. Đó chính là lý do mà trong các trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch, có đến 70% trường hợp mắc suy giãn tĩnh chân hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

 

Chân nổi gân tím xanh có phải là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch không?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới (khoeo chân, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi). Màu da của vùng tĩnh mạch bị giãn thường có màu xanh, tím mà chúng ta hay gọi là tình trạng chân nổi gân tím, xanh.

Gân xanh, tím có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau trong tĩnh mạch, nổi gân xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện) hay nổi to ngoằn ngoèo dưới da, đây là dấu hiệu điển hình, dễ thấy nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân còn triệu chứng nào khác ngoài dấu hiệu chân nổi gân tím, xanh không?

Ngoài tình trạng nổi gân tím, gân xanh trên chân, chị cũng có thể gặp các triệu chứng sau, tùy vào mức độ và tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân của chị:

  • Đau chân, nặng chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường.
  • Mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều.
  • Chuột rút vào buổi tối, cảm giác bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Chuột rút là một triệu chứng có thể gặp trong bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng không phải hễ chuột rút là bị suy giãn tĩnh mạch vì chuột rút còn do nhiều nguyên nhân khác như cơ thể thiếu nước, thiếu chất điện giải (natri, magie, canxi, kali...), hoặc do đái tháo đường...
  • Nhiều mạch máu nhỏ li ti xuất hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể như những mạng nhện nhỏ màu xanh tím (giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân).
  • Có trường hợp thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới (khoeo chân, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi).
  • Màu da của vùng tĩnh mạch bị giãn thường có màu tím, màu xanh.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân mặc dù phổ biến nhưng các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, rất dễ bị bỏ qua… nên chị cần hết sức chú ý.

 

Nổi gân tím xanh ở vị trí khác có phải suy giãn tĩnh mạch không?

Mặc dù suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhất là ở chân, nhưng mọi tĩnh mạch, mao mạch trên cơ thể đều có nguy cơ bị suy giãn. Các tĩnh mạch ở các vị trí khác như tay, cổ..., các mao mạch ở mặt, bụng… khi suy giãn cũng  sẽ nổi lên dưới da thành các gân xanh, gân tím.

 

Nổi gân tím, gân xanh ở tay và bàn tay

   Triệu chứng nổi gân tím, gân xanh xanh ở tay và bàn tay có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý, trong đó hay gặp nhất phải kể đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch tay.

 

  Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng sức khỏe của các tĩnh mạch bị suy yếu và giãn nở to hơn so với bình thường, hay còn được gọi là các vết gân xanh nổi nhiều trên tay từ vùng cổ tay trở xuống. Suy giãn tĩnh mạch tay biểu hiện rõ rệt nhất ở phần mu bàn tay, với các tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo, nhìn thấy rõ dưới bề mặt da.

 

Triệu chứng giãn tĩnh mạch tay không rõ rệt và dễ nhận biết như đối với giãn tĩnh mạch chân. Chúng không gây nặng mỏi, tê như ở chân mà phần lớn sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc căng tức khó chịu chỗ tĩnh mạch bị giãn. Những mạch máu xanh nổi to và gân guốc trên mu bàn tay là biểu hiện dễ nhận thấy bằng mắt khi bệnh bắt đầu tiến triển nặng dần.

 

Nổi gân xanh ở tay, bàn tay

Nổi gân xanh ở tay, bàn tay

 

Nổi gân tím, gân xanh trên mặt

Tình trạng nổi gân xanh trên trán, giãn mao mạch trên mặt là hiện tượng phình giãn các mạch máu nhỏ và tĩnh mạch ngoại biên ở các vùng da mỏng trên khuôn mặt.

Hiện tượng này thường xuất hiện ở những làn da mỏng, độ đàn hồi kém và tổn thương điển hình như: vùng đầu mũi, vùng má, vùng trước xương quai hàm, hai bên thái dương (thường gọi là giãn mao mạch ở mặt).

 

Nổi gân tím trên mặt

Nổi gân tím trên mặt

 

Nổi gân tím, gân xanh ở bụng

  Tình trạng này hay gặp ở phụ nữ mang thai, do phụ nữ mang thai rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch ở chân và bụng:

 

  • Khi mang thai, cơ thể người mẹ tạo ra nhiều máu hơn bình thường để nuôi dưỡng 2 cơ thể.
  • Khi thai nhi lớn lên, kết hợp với cân nặng của mẹ bầu tăng nhiều đã gây ra chèn ép tĩnh mạch chủ đưa máu về tim.
  • Trong quá trình mang thai, sự thay đổi về nội tiết, đặc biệt là Progesterone gia tăng đáng kể, khiến cho các mạch máu bị kéo giãn theo cả chiều dọc và chiều ngang.

 

Triệu chứng suy giãn điển hình ở phụ nữ mang thai là suy giãn tĩnh mạch chân với dấu hiệu nổi gân xanh và tình trạng nổi gân tím ở bụng.

 

Ngoài ra, nếu không mang thai mà thấy dấu hiệu nổi gân tím, gân xanh ở bụng, chị cũng cần phải hết sức chú ý, vì đây có thể là một biểu hiện của bệnh lý xơ gan hay khối u.

 

 Hình ảnh: Nổi gân tím, gân xanh ở bụng cảnh báo suy giãn tĩnh mạch vùng bụng

Hình ảnh: Nổi gân tím, gân xanh ở bụng cảnh báo suy giãn tĩnh mạch vùng bụng

 

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch nói chung và suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng, lâu ngày và không được điều trị, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn tiến triển sang giai đoạn nặng và gây ra nhiều biến chứng. Lúc ngày người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Hậu quả đầu tiên, ở những vùng bị giãn tĩnh mạch, chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút nặng nề. Do đó, những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây nên hiện tượng loét và nếu không được điều trị, chăm sóc cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm khuẩn da, lở loét da diện rộng. Đặc biệt, khi nhiễm khuẩn da gây ra do một số vi khuẩn như tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa) rất nguy hiểm, vì các chủng vi khuẩn này kháng lại nhiều loại kháng sinh, gây ra rất nhiều khó khăn cho điều trị. Và nguy hiểm hơn nữa là nguy cơ gây nhiễm khuẩn máu, một bệnh cực kỳ nguy hiểm.

 

  • Hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chân là do máu bị ứ đọng trong lòng mạch lâu ngày dễ tạo nên cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu đông này sẽ trôi đi theo dòng máu, đi tới đâu gây tắc mạch ở đó. Cục máu đông đi tới não gây tai biến, đi về phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến

Dùng thuốc: dùng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Sử dụng vớ y khoa: sử dụng vớ y khoa trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là một phần khá quan trọng bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tăng sức bền thành mạch, chống viêm và chống thoát dịch v.v… Băng và vớ y khoa có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới và giúp các van tĩnh mạch khép lại, do đó giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng khó chịu như đau nhức, nặng mỏi chân. Tuy nhiên dụng cụ này chỉ có tác dụng khi sử dụng, bỏ ra bệnh sẽ quay trở lại như trước.

 

Chích xơ tĩnh mạch: Chất chích xơ khi vào lòng mạch sẽ tạo thành một phản ứng viêm, tác động vào thành mạch giống như một chất keo dán dính, làm phá hủy tĩnh mạch đã bị giãn, có tác dụng tại chỗ. Chất gây xơ không đi đến vị trí khác mà chỉ khu trú ở vị trí muốn điều trị, không đi về tim làm nghẽn mạch máu ở tim. Điều trị bằng gây xơ tĩnh mạch khá an toàn. Đôi khi xuất hiện biến chứng tại chỗ là đau, viêm tĩnh mạch, viêm mô dưới da.

 

Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: nhiệt lượng từ sợi laser sẽ đốt cháy tĩnh mạch bị giãn khiến tĩnh mạch này bị phá hủy. Liệu pháp này sẽ được thực hiện xuyên suốt toàn bộ chiều dài của tĩnh mạch bị giãn. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 30-40 phút.

 

Phẫu thuật: được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông, đoạn tĩnh mạch bị giãn sẽ bị cắt bỏ thông qua các đường rạch nhỏ. Ca phẫu thuật thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng ba ngày.

 

Các biện pháp trên đều chủ yếu giải quyết triệu chứng chứ không có công dụng phòng ngừa bệnh tái phát. Chính vì vậy song song với việc sử dụng các biện pháp trên, bệnh nhân vẫn cần có áp dụng thêm nhiều biện pháp phòng ngừa để sống vui sống khỏe với căn bệnh này.

 

Biện pháp hỗ trợ điều trị và giảm thiểu sự tiến triển của suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch khi không được chú ý điều trị và có các biện pháp phòng ngừa sớm sẽ rất dễ tiến triển nặng hơn và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần chú ý thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch và hạn chế sự tiến triển của bệnh:

  • Tránh đứng quá lâu để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch hình thành.
  • Kiểm soát cân nặng: Việc tăng cân sẽ làm tăng áp lực trên chân và là một trong những nguyên nhân chính của chứng suy giãn tĩnh mạch. Việc duy trì một mức cân nặng hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho việc phòng chứng suy giãn tĩnh mạch.
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục, đặc biệt là đi xe đạp, bơi lội và đi bộ có thể giúp cải thiện lưu thông máu ở chân và ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch.
  • Thay đổi tư thế ngồi: Việc bắt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên đùi, xương chậu, gây kém lưu thông máu, dễ bị tê mỏi và hình thành tình trạng da sần vỏ cam cùng với chứng suy tĩnh mạch, vì vậy hãy tránh bắt chéo chân khi ngồi nhé.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chống oxy hóa.

Cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của chị sẽ giúp duy trì hệ tĩnh mạch mạnh mẽ, khỏe mạnh. Hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… vì chúng chứa nhiều hesperidin, diosmin và vitamin C sẽ giúp giảm tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch.

  • Sử dụng một số sản phẩm giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch như BoniVein

Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Bệnh nhân có thể tham khảo sản phẩm BoniVein 100% thảo dược, giúp phòng ngừa bệnh, và hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bệnh nhân như hiện tượng sưng, đau, nhức, buốt, ngứa, chuột rút, khiến bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhõm và thoải mái hơn, đồng thời BoniVein còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

 

BoniVein- Giải pháp hoàn hảo cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

BoniVein có thành phần công thức rất toàn diện từ 100% thảo dược kinh điển đã được sử dụng rất lâu đời cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như:

Hạt dẻ ngựa:

Theo nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân độ tuổi trung bình 55,3 tuổi có 88% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Họ sử dụng Aescin (hoạt chất từ cao dẻ ngựa) trong 4-10 tuần với liều 75mg. Kết quả, tất cả các triệu chứng đều được cải thiện trong tuần đầu, mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể, tỷ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng tăng lên rõ rệt khi kết thúc liệu trình.

 Việc kết hợp hạt dẻ ngựa cùng Rutin chiết xuất từ hoa hòe, Diosmin và Hesperidin từ vỏ họ cam chanh sẽ giúp làm tăng sức bền, cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương.

Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông:

Giúp chống oxy hóa, hiệu quả tốt trong việc bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.

Cao bạch quả, cây đậu chổi:

Thành phần này có tác dụng giúp hoạt huyết, tránh tắc nghẽn, ngăn hình thành cục máu đông.

 

Với sự kết hợp tuyệt vời của các loại thảo dược trên cùng nhiều thành phần thảo dược khác, sản phẩm BoniVein sản xuất từ Mỹ và Canada chính là cứu tinh cho những người suy giãn tĩnh mạch, giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau nặng, tê bì, sưng phù chân…do suy giãn tĩnh mạch. Và quan trọng nhất, BoniVein giúp làm bền thành mạch và van tĩnh mạch, làm giảm phồng tĩnh mạch từ đó giúp co tĩnh mạch bị giãn, giúp làm mờ những tĩnh mạch nổi lên ở chân.

Đánh giá BoniVein

“BoniVein có tốt không? BoniVein có hiệu quả không? BoniVein có làm mờ gân xanh tím hay không?”  Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc khi có ý định sử dụng sản phẩm BoniVein này. Để giải đáp thắc mắc này mời chị theo dõi những chia sẻ của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm:

 

Cô Phạm Thị Sơn, 67 tuổi, 2/3 Quang Đàm, Sở Dầu, Hải Phòng, Đt: 0904.169.152

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch lâu năm, ban đầu chỉ bị chuột rút sau đó có thêm những triệu chứng đau, nhức, nặng, chân sưng múp lên như bà bầu xuống máu, và gân xanh tím nổi lên rất nhiều, nhất là từ phần bắp chân trở xuống. Cô dùng thuốc tây trị suy giãn tĩnh mạch nhưng không cải thiện, cô đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein và quyết định sử dụng. Sau 1 tuần chân cô đã xẹp hẳn xuống hết sưng, sau 2 tháng những triệu chứng nặng, mỏi, đau nhức, chuột rút đã đỡ hoàn toàn, gân xanh cũng giảm được tầm 70%, đặc biệt khi sờ tay vào những đường gân thường thấy những cục nổi lên lộm cộm giờ đã hết. Cô tin tưởng BoniVein nên tiếp tục dùng.”

 

Cô Phạm Thị Sơn, 67 tuổi

Cô Phạm Thị Sơn, 67 tuổi

 

Bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi, số 2 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội, Đt 037.965.3844

“Bác bị suy giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm với triệu chứng là chân bị sưng to như chân voi, sờ vào thấy da căng bóng, chân đau nhức, bước đi như có hàng ngàn mũi kim châm. Trên chân có đám tĩnh mạch rối, nổi ngoằn ngoèo như đàn giun. Bác có thăm khám ở viện 108, bác sĩ kê Daflon, rutin và vitamin C. Khi biết thông tin về BoniVein, bác đã dùng kèm với thuốc tây, sau 1 tháng bác giảm thuốc tây và chỉ duy trì dùng BoniVein. Chân bác đã hết hoàn toàn hiện tượng sưng, nhức, buốt, đi lại nhẹ nhõm, thoải mái. Tĩnh mạch giãn cũng co lại được 80-90% rồi. Vì thế nên bác kiên trì duy trì liều 2 viên 1 ngày suốt 2 năm nay để phòng ngừa tái phát.”

 

Bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi

Bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi

 

Chân nổi gân tím, gân xanh là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch nếu không được chú ý điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường cho người bệnh. Hy vọng qua bài viết chị đã có lời giải đáp thỏa mãn cho các thắc mắc của mình cũng như biết thêm một số thông tin về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch của mình. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc gì về tình trạng bệnh của mình, mời chị liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800144 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Cách phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc