Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hỏi: Tôi bị chân nặng, tê bì, chuột rút, chân nổi nhiều gân xanh. Đó có phải là bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?

Thứ bảy, 17-09-2016 10:44 AM

Mục lục [Ẩn]

Hỏi: Tôi cảm thấy bị nặng chân về chiều, tối nằm nghỉ thì chân còn bị tê bì và chuột rút. Dạo gần đây, bắp chân còn nổi nhiều tĩnh mạch màu xanh và tím. Hỏi tôi có phải bị suy giãn tĩnh mạch chân hay không, trường hợp của tôi có uống được BoniVein hay không? (Mai Hằng, 27 tuổi)

 

Trả lời:

Chân nổi nhiều gân xanh tím, tê bì, chuột rút, nặng chân có phải bị suy giãn tĩnh mạch không?

 

 Chào bạn!

   Tất cả những triệu chứng và dấu hiệu mà bạn miêu tả là những triệu chứng điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bạn có thể đến bệnh viện khám lại để được chẩn đoán chính xác hơn.

Với bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn nên uống BoniVein càng sớm càng tốt và hiệu quả càng cao. Thông thường bạn dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày, chia 2 lần sáng và tối. Sau  2,3 tuần những triệu chứng như đau, nặng, tê bì, chuột rút sẽ giảm rõ rệt. Còn những tĩnh mạch nổi lên muốn co nhỏ lại thì thời gian thấy tác dụng sẽ lâu hơn chút, ít nhất phải 2 tháng trở lên, tùy vào mức độ giãn của tĩnh mạch.

   Bạn lưu ý với bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần phải có chế độ ăn uống và luyện tập như hạn chế rượu bia, chất kích thích, gia vị, thức ăn cay nóng...uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh chất xơ và hoa quả. Tập những môn thể dục như đi bộ và yoga...Trừ những bài tập nặng, đè nén lên tĩnh mạch sẽ làm nặng hơn bệnh này bạn nhé.

Gân xanh nổi trên da thực chất là các tĩnh mạch làm nhiệm vụ vận chuyển máu và oxy về tim (ngược với động mạch đưa máu từ tim ra). Người nổi nhiều gân xanh là hiện tượng khá phổ biến nhưng không nhiều người thực sự quan tâm về nó. Đây có thể là dấu hiệu bình thường hoặc cũng có thể cho thấy bạn đang gặp bệnh lý suy giãn tĩnh mạch..

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về hiện tượng nổi gân xanh qua phần thông tin dưới đây nhé!

 

Vì sao người nổi nhiều gân xanh?


    Theo các bác sĩ có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nổi gân xanh (nổi tĩnh mạch). Đôi khi đó là một triệu chứng của một tình trạng bệnh lý nào đó của bạn, nhưng trong nhiều trường hợp, đây chỉ là hiện tượng tự nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

  • Người nổi gân xanh do màu da nhạt

   Các chuyên gia về mạch máu nói rằng những người có làn da nhạt màu sẽ dễ nhìn thấy gân xanh hơn so với những người sở hữu làn da sẫm màu. Bên cạnh đó, da dày hay mỏng cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt. Khi chúng ta già đi, các lớp chất béo dưới da trở nên mỏng hơn nên người cao tuổi thường có gân xanh nổi rõ trên cánh tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể.

   Bên cạnh đó, một số trường hợp bẩm sinh đã có tĩnh mạch nằm sát với bề mặt của làn da khiến tình trạng nổi gân xanh dễ nhìn thấy hơn.

  • Người nổi gân xanh do quá gầy

   Khối lượng chất béo trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân khiến gân xanh của bạn hiện lên rõ ràng hơn. Với những người ốm, lượng chất béo tốt và xấu trong cơ thể thấp đồng nghĩa với việc lớp mỡ dưới da mỏng, không che phủ được hoàn toàn các đường gân xanh nên vì thế chúng trở nên nổi bật, dễ nhìn thấy hơn.

  • Người nổi gân xanh khi vận động mạnh

 

người nổi nhiều gân xanh do vận động mạnh

Tập luyện với cường độ cao làm nổi nhiều gân xanh

 

    Trong quá trình tập luyện vận động mạnh, nổi gân xanh là điều bình thường. Khi vận động luyện tập, cơ bắp của bạn hoạt động bằng cách phồng lên và đẩy các tĩnh mạch lên bề mặt làn da gây hiện tượng nổi gân xanh. Sau khi kết thúc tập luyện, cơ bắp của bạn giãn ra và tĩnh mạch lại trở về vị trí cũ và mờ dần đi.

  • Người nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai

   Việc xuất hiện gân xanh là một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Để nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu của một người mang thai thường cao hơn so với phụ nữ bình thường nên hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn. Trong khi mang thai, bạn đột nhiên nhìn thấy những gân xanh nổi lên cũng đừng quá lo lắng, chúng thường sẽ biến mất sau khi sinh thôi.

  • Người nổi gân xanh do vấn đề sức khỏe

    Trong trường hợp đường gân xanh nổi lên nhưng bạn vẫn bình thường và khỏe mạnh thì bạn không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu việc nổi gân xanh kèm theo một số triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, viêm loét gần tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch bị sưng thì bạn nên đi khám để kiểm tra sức khỏe. Những triệu chứng này có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch…

Nhận biết các bệnh lý gây nổi gân xanh

    Hiện tượng tĩnh mạch nổi cục nhấp nhô lên khỏi mặt phẳng của da được xem là sự biến dạng tĩnh mạch liên quan đến những bộ phận khác bên trong cơ thể. Nếu thấy hiện tượng nổi gân xanh ở các bộ phận khác trong cơ thể thì chúng ta cũng nên lưu ý và nên đi khám sức khỏe ngay nếu có thể. Vì hiện tượng nổi gân xanh là một dấu hiệu báo hiệu tĩnh mạch đang bị suy giãn và tổn thương.

   Gân xanh càng to thì cho thấy bệnh tình càng nặng, đồng thời thời gian mắc bệnh càng lâu. Các biểu hiện bệnh tật bên trong cơ thể có thể quan sát được qua tĩnh mạch nổi ở một số bộ phận.

  • Gân xanh nổi trên đầu

    Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu sưng lên rõ nét, cần chú ý đến chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc xơ cứng động mạch não, những triệu chứng này dễ dẫn đến đột quỵ. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương phình ra, đa phần là do tăng huyết áp. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ.

Tĩnh mạch xuất hiện ở trán là do căng thẳng và áp lực từ công việc trong suốt một thời gian dài.

  • Gân xanh nổi vùng cổ

   Khi bạn bị gân xanh nổi lồi lên ở vùng cổ, báo hiệu 2 tình huống: Chức năng tim có vấn đề, đa phần mắc các bệnh tim phổi; tình huống khác là đang bị viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim, cần phải chú ý đi khám chữa bệnh ngay.

  • Gân xanh nổi ở vùng bụng: cho thấy biểu hiện của vấn đề về gan hay khối u.
  • Gân xanh nổi ở tay và bàn tay

 

gân xanh nổi ở bàn tay

 

Gân xanh tập trung nhiều dưới da tay, nhất là ở mu bàn tay là biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch tay thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tĩnh mạch nổi nhiều dưới da tay thường là biểu hiện cho thấy chất thải đọng dưới lưng và eo nên dễ gây căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng...

   Tĩnh mạch nổi trên ngón tay thường là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa. Tĩnh mạch nổi ở các đốt ngón tay thường liên quan các vấn đề về dạ dày, bệnh táo bón, trĩ.

    Tuy nhiên, nếu bệnh có dấu hiệu được cải thiện thì các gân xanh này sẽ mờ dần và biến mất. Nếu mép ngoài của ngón út xuất hiện gân xanh thì cho thấy chức năng thận không tốt, hay bị mệt mỏi, ra mồ hôi trộm và chân tay yếu ớt.

  • Gân xanh nổi lên ở bìu

   Một số nam giới khi quan sát kỹ có rất nhiều tĩnh mạch nổi lên nhiều trong bìu. Đây là dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Những người bị bệnh nhẹ sẽ xuất hiện cảm giác nặng vùng đáy chậu, hơi đau và sưng nhẹ, đau lưng. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của tinh trùng dẫn đến chất lượng tinh trùng không tốt.

  • Gân xanh nổi ở chân

   Nếu trên hai bắp chân xuất hiện nhiều gân xanh nổi lên đó là nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

   Nếu được điều trị kịp thời thì không nguy hiểm, nhưng với nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị viêm loét, đặc biệt là vùng cổ chân dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.

    Trong các bệnh lý nêu trên, bệnh suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh thường gặp nhất gây nổi gân xanh trên cơ thể, đặc biệt là ở chân. Đồng thời, đây cũng là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch được gây nên bởi sự hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo một chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. 

   Thêm vào đó khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo các van và làm cho tình trạng hở các van thêm nặng thêm, làm cho dòng chảy ngược nặng thêm. Hậu quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác.

   Bệnh suy tĩnh mạch bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn.

Nguyên nhân và các yếu tố gây suy tĩnh mạch

  • Do khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh

  • Tăng áp lực tĩnh mạch do thói quen thường xuyên đứng lâu hay ngồi lâu, mang thai

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim

  • Viêm tĩnh mạch có gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu

Các yếu tố liên quan khác: Nữ giới mắc nhiều hơn, sinh đẻ nhiều lần, thừa cân, yếu tố nội tiết sử dụng nhiều thuốc tránh thai, lười vận động, hút thuốc lá, tuổi cao trên 50...

 

thừa cân là nguyên nhân suy tĩnh mạch

Thừa cân cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm suy tĩnh mạch

Triệu chứng nhận biết

Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh khớp và thiếu calci, vậy làm sao để nhận biết sớm dấu hiệu mình đã bị mắc suy giãn tĩnh mạch? Hãy chú ý những triệu chứng sau:

  • Da trên cơ thể dễ bị bầm, khi gãi dễ gây xuất huyết những đốm đỏ li ti, đó là do các mao mạch bị giãn, bị tác động và vỡ gây xuất huyết.

  • Chân thường xuyên bị tê: khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế, chân dễ bị tê, tình trạng này sẽ bớt khi bạn xoay cổ chân, đung đưa chân (khi ngồi), đi lại liên tục (khi đứng).

  • Cảm giác như có dịch chạy trong bắp chân, dưới da chân: cảm giác này gây buồn buồn trong chân, rất khó chịu. Khi vận động chân cảm giác này sẽ không bớt như tê chân.

  • Xuất hiện mạch máu li ti nổi dưới da, đặc biệt là gần các mạch máu, mắt cá chân trong, sau đầu gối, sau bắp chân hoặc mặt trong của đùi. Một số bệnh nhân còn bị giãn các mạch máu li ti trên ngực, mặt, cánh tay…

  • Một số bệnh nhân còn mô tả họ bị đau râm râm (âm ỉ) vùng tĩnh mạch bị giãn, và xuất hiện vết thâm chỗ đau đó.

  • Chân nặng, mỏi về chiều tối, tình trạng này chỉ đỡ khi người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái.

  • Các tĩnh mạch sau đầu gối chân nổi rõ, ngoằn ngoèo, đường kính trên 3mm.

Nếu phát hiện mình có các biểu hiện trên nên điều trị sớm để tránh những biến chứng không mong muốn của bệnh suy giãn tĩnh mạch như lở loét và nguy hiểm nhất là thuyên tắc tĩnh mạch phổi dễ gây tử vong.

Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính

 

biến chứng suy tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch chân rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

 

Bệnh nếu không điều trị gây các biến chứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể là tính mạng:

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu

  • Thuyên tắc phổi (tắc mạch máu ở phổi) nguy hiểm và gây tử vong cao

  • Đau mạn tính và loét chân

  • Phù mạch bạch huyết thứ phát

Thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của giãn tĩnh mạch 

Những việc bạn nên làm để có thể hạn chế diễn tiến của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính bao gồm:

  • Tập thể dục (đi bộ) đều đặn và giảm cân.

  • Nâng chân lên cao khi ngồi và tránh đứng một chỗ trong thời gian dài;

  • Mang vớ y tế mỗi ngày.

  • Gọi cho bác sĩ nếu giãn tĩnh mạch gây đau đớn, da lở loét hoặc bị chảy máu từ tĩnh mạch bị giãn.

  • Đi khám bác sĩ nếu gần tĩnh mạch bị giãn có chỗ sưng nóng và đau khi chạm, đó có thể là một huyết khối nguy hiểm (viêm tĩnh mạch).

Điều trị giãn tĩnh mạch

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp dùng để điều trị giãn tĩnh mạch:

Dùng băng ép và tất ép:

Mục đích là để tạo áp lực lớn ở phía dưới, áp lực nhỏ ở phía trên và giảm đường kính lòng mạch, giúp máu tĩnh mạch lưu thông về phía trên dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này được sử dụng để dự phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính, hỗ trợ cho các biện pháp điều trị nội khoa và phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên biện pháp này khó được người bệnh tuân thủ thường xuyên, hơn nữa dùng vớ ép chỉ giúp dễ chịu khi đeo nó chứ không chữa trị tận gốc căn bệnh này.

Dùng thuốc:

Dùng thuốc trợ tĩnh mạch và chống đông máu theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bằng thủ thuật và ngoại khoa:

  • Chích xơ: Tĩnh mạch bao gồm ba hệ thống nông, sâu và xuyên. Chích xơ chỉ dùng trong trường hợp tổn thương hệ thống tĩnh mạch xuyên. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ hóa toàn bộ tĩnh mạch. Bệnh nhân được chích xơ nhiều lần cho đến khi không còn giãn tĩnh mạch nữa.

  • Mổ cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: Phẫu thuật kéo dài khoảng 5-10 phút, được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông. Bác sĩ rạch ở mắt cá trong và nếp bẹn rồi luồn một dụng cụ có tên Stripper từ dưới mắt cá trong đi lên trên nếp bẹn để lôi toàn bộ tĩnh mạch bị giãn ra... Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng ép toàn bộ chi và nằm bất động trên giường ba ngày.

  • Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: Theo sau sự định vị của kim, ống thông được đưa vào bên trong tĩnh mạch. Sau khi đưa sợi laser vào, sự điều trị có thể được bắt đầu. Với việc sợi laser được đặt vào vị trí chính xác của chức năng tĩnh mạch đùi (xác định bằng sóng siêu âm), năng lượng laser sẽ mang lại dòng nhiệt phá hủy liên tục lên thành tĩnh mạch. Liệu pháp laser được thực hiện suốt toàn bộ chiều dài tĩnh mạch giãn và sẽ giải quyết được kết quả tắc nghẽn hoàn toàn và vĩnh viễn của các tĩnh mạch. Sau thời gian điều trị từ 30 - 40 phút, bệnh nhân có thể trở lại với trạng thái hoạt động bình thường.

Ưu điểm của những biện pháp này là nhanh chóng loại bỏ những tĩnh mạch bị giãn, làm triệu chứng của bệnh hết nhanh chóng. Nhưng nhược điểm lại là không phòng ngừa được bệnh nên 1 thời gian sau sẽ bị tái phát.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên.

Việc sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch lại đang trở thành xu hướng mới được các chuyên gia khuyên dùng vì tính an toàn và hiệu quả cao. Hiện nay y học hiện đại phát triển, các thảo dược đã được phối hợp bào chế dưới dạng viên uống rất tiện dụng. Một trong những sản phẩm được người tiêu dùng rất ưa chuộng hiện nay đó chính là BoniVein của Mỹ và Canada.

BoniVein- Giải pháp toàn diện hỗ trợ bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

BoniVein có sự kết hợp hoàn hảo các loại thảo dược kinh điển giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, trong đó thành phần đặc biệt phải kể đến đó là hạt dẻ ngựa.

 

hoạt chất trong hạt dẻ ngựa

Hoạt chất Aescin trong hạt dẻ ngựa ứng dụng giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch

 

Sở dĩ hạt dẻ ngựa có tác dụng cải thiện các triệu chứng cho bệnh suy giãn tĩnh mạch là nhờ trong hạt dẻ ngựa có chứa hoạt chất Aescin. Hoạt chất Aescin có tác dụng giúp:

- Trợ tĩnh mạch: do aescin làm tăng sản xuất Prostaglandin F2. Prostaglandin F2 ức chế quá trình dị hóa của các mucopolysaccharide ở mô tĩnh mạch và cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch.

- Giảm phù và sưng:

   + Tăng tính nhạy cảm đối với các ion can-xi, giảm tính thấm của mao mạch và tăng cường co bóp của tĩnh mạch, nhờ đó cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương, giảm phù nề.

   + Khả năng giảm phù nề của aescin một phần cũng nhờ khả năng ức chế tình trạng thiếu oxy ở mô và giảm hàm lượng ATP ở các tế bào nội mạc. Giảm mức ATP ở tế bào nội mạc kích thích sự giải phóng prostaglandins - yếu tố hoạt hóa tiểu cầu và hóa hướng động bạch cầu trung tính, dẫn đến ứ máu tĩnh mạch và phù nề.

Ngoài hạt dẻ ngựa BoniVein còn kết hợp thêm nhiều loại thảo dược khác trong đó có  hoa hòe, diosmin và hesperidin từ cam quýt, lý chua đen, vỏ thông, cao bạch quả và cây chổi đậu... có tác dụng giúp cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn, giảm các triệu chứng ngứa, sưng, đau chân, làm tĩnh mạch  bền chắc và dẻo dai hơn.

Vì thế, bạn chỉ cần sử dụng đều đặn liều 4-6 viên mỗi ngày, BoniVein sẽ giúp giảm nhanh những triệu chứng đau chân, nặng chân, tê bì, nhức mỏi, chuột rút sau 2-3 tuần sử dụng và làm co nhỏ tĩnh mạch suy giãn sau 2-3 tháng.

   Tác dụng của BoniVein không chỉ được khẳng định qua hiệu quả của những bệnh nhân sử dụng mà BoniVein còn được các chuyên gia đánh giá cao khi liên tục nhận được cúp và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2017 và 2018 – đây là giải thưởng cao quý  do PGS.TS Trần Đáng chủ tịch hiệp hội thực phẩm chức năng trao tặng.

Đánh giá của khách hàng đã sử dụng BoniVein

Sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada đã có mặt tại thị trường Việt Nam rất nhiều năm, được đông đảo bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đón nhận và nhận được những phản hồi rất tích cực. 

  • Chú Trần Hưng Bang - 65 tuổi (số 549- Âu cơ, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, Bình Định, Đt: 0935.519.355)

 

chú trần hưng bang dùng bonivein

 

“Chú bị suy giãn tĩnh mạch chân cách đây 3 năm với những triệu chứng như nhức, đau buốt, chuột rút, mỏi,  xuất hiện những mảng thâm tím như vết tụ máu khi va đập, đường gân nổi ngoằn ngoèo như con giun. Chú đã phẫu thuật bằng phương pháp lases nội tĩnh mạch nhưng gần 1 năm sau bệnh lại tái phát. Lần này chú không phẫu thuật nữa mà chuyển sang dùng BoniVein đều đặn. Những triệu chứng nhức, nặng, mỏi, đau buốt, tê bì đã giảm hoàn toàn, đồng thời những vùng thâm tím hay tĩnh mạch giãn ra đã co nhỏ lại được tới 80%. Chú rất mừng và tin tưởng dùng BoniVein tới nay được 2 năm mà các triệu chứng khó chịu không hề bị tái phát.”

 

  • Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi, ở số 188/5/16 Tô Ngọc Vân, kp3, phường Linh Đông, Quận thủ đức, Đt: 0908.512.260

 

cô châu thị sáng dùng bonivein

 

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu cách đây 10 năm, ban đầu cô chỉ có những triệu chứng như nặng nhức, mỏi, tê bì. Cô có đi bệnh viện khám dùng thuốc tây Daflon nhưng không đỡ mà càng ngày những tĩnh mạch ở dưới da càng hiện rõ ràng hơn, ngày nào cô cũng bị chuột rút tới mấy lần liền. Cô có đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein, cô thấy nó hiệu quả với cả suy giãn tĩnh mạch và trĩ mà cô cũng vừa chích trĩ xong nên muốn chuyển sang dùng để cải thiện 2 bệnh luôn. Cô dùng được 3 tháng thì bỏ hẳn được vớ y khoa, tĩnh mạch xanh tím đã mờ dần, còn những triệu chứng trước đây đã không còn, cô đi lại nhẹ nhõm, thoải mái lắm, cả bệnh trĩ cũng thuyên giảm rõ rệt.”

 

  • Cô Phạm Thị Sơn, 67 tuổi, 2/3 Quang Đàm, Sở Dầu, Hải Phòng, Đt: 0904.169.152

 

cô phạm thị sơn dùng bonivein

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch lâu năm, ban đầu chỉ bị chuột rút sau đó có thêm những triệu chứng đau, nhức, nặng, chân sưng múp lên như bà bầu xuống máu, và gân xanh tím nổi lên rất nhiều nhất là từ phần bắp chân trở xuống. Cô dùng thuốc tây trị suy giãn tĩnh mạch nhưng không cải thiện, cô đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein và sử dụng sản phẩm luôn. Sau 1 tuần chân cô đã xẹp hẳn xuống hết sưng, sau 2 tháng những triệu chứng nặng, mỏi, đau nhức, chuột rút đã giảm hoàn toàn, gân xanh cũng giảm được tầm 70%, đặc biệt khi sờ tay vào những đường gân thường thấy những cục nổi lên lộm cộm nhưng giờ đã hết. Cô rất tin tưởng BoniVein nên chắc chắn sẽ kiên trì dùng.”

   Nổi gân xanh là hiện tượng khá phổ biến gây ảnh hưởng không chỉ tới thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe của chúng ta. Do đó, nếu thấy người nổi nhiều gân xanh đồng thời xuất hiện những dấu hiệu bất thường khác trên cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ  ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

XEM THÊM: Hỏi: Tôi bị suy giãn tĩnh mạch sâu, có dùng được BoniVein không?

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc