Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hướng dẫn nhận biết và phòng ngừa tai biến nhẹ

Thứ ba, 11-02-2020 17:18 PM

Khi cơn tai biến nhẹ khởi phát cũng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ tử vong của người bệnh tăng lên. Vậy đâu là phương pháp điều trị tai biến nhẹ hiệu quả?

 

Hướng dẫn điều trị tai biến nhẹ

 

Tai biến mạch máu não nhẹ là gì?

Tai biến mạch máu não nhẹ hay còn được gọi là thiếu máu não thoáng qua, là dạng tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, hồi phục trong khoảng vài phút đến vài giờ và không để lại di chứng yếu liệt. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những yếu tố có nguy cơ hàng đầu gây thiếu máu não thực sự và còn làm tăng tỷ lệ tử vong trong những năm đầu sau tai biến.

 

Dấu hiệu của tai biến nhẹ

Các dấu hiệu tai biến nhẹ có thể bao gồm:

• Mất kiểm soát một bên cơ thể: Một bên tay của người bệnh không thể cầm nắm chắc đồ vật, hoặc một bên chân suy yếu, đứng không vững.

• Đau đầu: Người bệnh có thể bị nhức đầu dữ dội, chóng mặt, ù tai, buồn nôn.

• Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh khó diễn đạt lời nói hoặc nói ngọng, khiến người nghe không hiểu. Tình trạng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, tuy nhiên cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi cơn tai biến nặng xảy ra.

• Cảm giác tê: Người bệnh có thể bị tê đột ngột ở đầu ngón tay, chân và nửa thân trên, cảm giác như bị kim châm, kiến đốt.

• Mất trí nhớ tạm thời: Người bệnh đột nhiên lú lẫn, mất tập trung hoặc quên lãng trong khoảng thời gian ngắn.

• Suy giảm thị lực: Người bệnh nhìn mờ ở một hoặc hai bên mắt trong khoảng vài giây.

 

Phòng ngừa tai biến mạch máu não nhẹ

Để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não nhẹ, người bệnh cần có chế độ ăn uống phòng chống cụ thể như:

•        Tăng cường bổ sung các loại trái cây giàu kali và vitamin C, giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối tĩnh mạch, phòng ngừa đột quỵ. Ví dụ chuối, cam, bưởi,...

•        Tăng cường bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Ví dụ các loại đậu, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó,...;

•        Tăng cường bổ sung các loại rau, củ, quả có chứa nhiều chất xơ và axit folic giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não nhẹ, giảm cholesterol, tăng tuần hoàn máu. Ví dụ súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm;

•        Bổ sung các chất béo bão hòa có tác dụng phòng ngừa hình thành máu đông. Ví dụ dầu mè, dầu đậu nành, dầu cá ngừ, cá thu, cá mòi...;

•        Các loại gia vị giúp phòng ngừa đột quỵ như tỏi, gừng, hạt tiêu được khuyến khích sử dụng;

•        Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều vitamin K như gan, lòng đỏ trứng gà, rau mùi tây, măng tây, dâu tây, kiwi, dầu oliu;

•        Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều muối, giàu đạm và chất béo như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật…

 

Tập luyện vừa sức

Việc tập luyện là điều vô cùng cần thiết không chỉ ở người bệnh mà còn ở người khỏe mạnh. Đây là yếu tố giúp bạn tăng cường sức khỏe và phòng ngừa sự hình thành cục máu đông. Bạn nên dành thời gian tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 buổi mỗi tuần.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844