Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thường xuyên bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài có phải bệnh viêm đại tràng?

Thứ tư, 04-04-2018 16:40 PM

Mục lục [Ẩn]

Hỏi: Tôi là Nguyễn Thị Mai, 50 tuổi. Tôi thường xuyên bị đau bụng, rối loạn tiêu hoá kéo dài. Bụng có lúc đau âm ỉ, có lúc đau dữ dội. Tôi nghe nói đây là triệu chứng của viêm đại tràng. Vậy cho hỏi tôi bị như vậy có phải bị viêm đại tràng không ạ? Những triệu chứng của viêm đại tràng là gì ạ? Mong bác sĩ trả lời thắc mắc giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Bác sĩ trả lời: 

Thường xuyên bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài có phải bệnh viêm đại tràng?

Chào chị!

    Thực ra viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm. Cụ thể đại tràng là phần cuối của ống tiêu hoá trong cơ thể, nhiệm vụ của đại tràng là tiếp nhận thức ăn đã được tiêu hoá và hấp thụ từ ruột non.

Khi bị viêm đại tràng người bệnh thường có một số triệu chứng như sau:

  • Số lần đại tiện tăng lên trong ngày, kèm theo hiện tượng rối loạn tiêu hoá kéo dài

  • Hiện tượng táo lỏng xen kẽ, phân nát và không thành khuôn

  • Chướng bụng, đầy hơi, bụng căng tức, khó chịu dọc khung đại tràng

  • Đau tăng lên khi ăn và trước khi đi đại tiện

  • Dị ứng đồ ăn, dễ bị đau bụng, khi ăn nhiều món ăn chứa dầu mỡ thường bị đi ngoài

 Theo những gì chị miêu tả thì triệu chứng của chị giống với người bệnh viêm đại tràng, nhưng để chính xác chị nên đến các cơ sở y tế để thăm khám cụ thể, đồng thời có phương pháp để điều trị triệt để.

Chị có thể tìm hiểu thêm về tình trạng thường xuyên bị đau bụng của mình qua phần thông tin dưới đây:

 

Hiện tượng thường xuyên bị đau bụng là như thế nào?

Đau bụng là đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Đau bụng là một triệu chứng rất thường gặp.  Vì ổ bụng có nhiều cơ quan, nội tạng, do đó việc chẩn đoán một trường hợp đau bụng không phải lúc nào cũng đơn giản và dễ dàng.

Đau vùng bụng có thể xuất phát từ một trong những cơ quan nằm ở vị trí này, bao gồm:

  • Các cơ quan của hệ tiêu hoá - dạ dày, phần cuối thực quản (tâm vị), ruột non và ruột già (Đại tràng), gan, túi mật, tuyến tụy.

  • Ruột thừa - một bộ phận nhỏ ở bụng dưới phía bên phải không còn tác dụng gì nhiều.

  • Hai thận - hai cơ quan có hình giống hạt đậu nằm sâu trong ổ bụng.

  • Động mạch chủ - động mạch lớn đi thẳng từ ngực xuống bụng.

Tuy nhiên, đau bụng có thể xuất phát từ một nơi khác – như ở ngực hay vùng chậu. Nhiễm trùng lan toả sẽ ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể, như cúm hoặc viêm họng do vi khuẩn streptococcus chẳng hạn.

Cơn đau bụng có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội. Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau. Đau bụng dữ dội đôi khi chỉ vì những tình trạng nhẹ như đầy hơi, hoặc đau quặn khi bị viêm dạ dày ruột do virus. Ngược lại, đau ít hoặc không đau lại có thể biểu hiện cho những tình trạng nặng đe doạ tính mạng như ung thư đại tràng hoặc viêm ruột thừa giai đoạn sớm.

Vị trí thường xuyên bị đau bụng tiết lộ điều gì về sức khỏe

Từng vị trí thường xuyên bị đau bụng có thể cảnh báo các vấn đề nhất định ở mỗi cơ quan trong khác nhau trong cơ thể.

  • Đau ở vùng bụng trên, phía bên phải

Phần bụng này chứa túi mật và gan của chị, vì vậy, những nguyên nhân gây đau phổ biến nhất thường liên quan đến 2 cơ quan này.

Nếu bị đau đột ngột, dữ dội lan ra vai phải và thường xuất hiện sau các bữa ăn nhiều chất béo, có thể chị đã bị sỏi mật.

Những cơn đau nhói hoặc chuột rút âm ỉ lan đến vai hoặc lưng phải, kéo dài trong vài giờ có thể cảnh báo viêm túi mật. Cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói nhưng hết nhanh có thể là dấu hiệu của viêm gan.

 

Vi tri dau bung tiet lo gi ve suc khoe? hinh anh 1

 Thường xuyên bị đau bụng ở vùng bụng trên, phía bên phải

 

  • Đau ở vùng bụng trên, phía bên trái

Phần lớn nhất của dạ dày tập trung ở vùng bụng này, do đó, bất kỳ cảm giác đau bất thường nào có thể chỉ ra vấn đề với cơ quan đó.

Đau dữ dội, dai dẳng kèm theo buồn nôn hoặc nôn có thể là dấu hiệu của viêm hoặc đau dạ dày.

Đau rát thường dữ dội hơn khi đói có thể là loét dạ dày.

 

Vi tri dau bung tiet lo gi ve suc khoe? hinh anh 3

Thường xuyên bị đau bụng ở vùng bụng trên, phía bên trái

 

  • Đau ở vị trí phía trên, giữa bụng 

Vị trí đau bụng ở ngay dưới ngực (trên cùng phần bụng) là dấu hiệu của chứng ợ nóng (trào ngược thực quản). Một số người bị chứng ợ nóng còn thấy nóng rát và xuất hiện mùi axit lạ bên trong cổ họng.

Khi vị trí đau bụng thuộc vùng bụng trên hoặc ngay dạ dày, kèm theo đau nhói lên thì nguyên nhân là do niêm mạc dạ dày bị loét. Vết loét xuất hiện tại vị trí đau bụng khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chúng cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc giảm đau mạnh. Các triệu chứng khác của loét là: thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc sẫm màu, sụt cân không rõ nguyên nhân, nôn mửa và đau ngực.

 

đau bụng vùng bên trên giữa

Thường xuyên bị đau bụng ở vị trí phía trên, giữa bụng

 

  • Vị trí phía dưới bên phải bụng:

Phần bụng này bao gồm ruột thừa, cơ quan nhỏ lưu trữ vi khuẩn có ích, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt và hỗ trợ miễn dịch. Nếu chị bị đau nhói, chán ăn, buồn nôn, nôn và sốt, đó là những triệu chứng phổ biến của viêm ruột thừa.

 

Vi tri dau bung tiet lo gi ve suc khoe? hinh anh 7

Thường xuyên bị đau bụng ở phía dưới bên phải bụng

  • Vị trí phía dưới bên trái bụng:

Một phần lớn ruột già nằm ở đây, đó là lý do nếu gặp một số vấn đề với cơ quan này, rất có thể chị bị đau ở vùng bụng dưới bên trái. Đau bụng đi kèm với chuột rút, đầy hơi, khí dư, tiêu chảy hoặc táo bón có thể là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

 

Vi tri dau bung tiet lo gi ve suc khoe? hinh anh 9

Thường xuyên bị đau bụng ở phía dưới bên trái bụng

  • Vị trí phía dưới ở giữa:

Bàng quang và cơ quan sinh sản nằm ở phần này của bụng.

Đau quặn bụng, cảm giác nóng rát khi đi tiểu và thay đổi màu sắc nước tiểu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng bàng quang.

Nếu chị bị đau vùng chậu đột ngột và nghiêm trọng, có thể kéo dài trong nhiều tháng, nó cảnh báo một số vấn đề bất thường với cơ quan sinh sản.

 

Vi tri dau bung tiet lo gi ve suc khoe? hinh anh 8

Thường xuyên bị đau bụng ở phía dưới, góc giữa bụng

 

  • Vị trí giữa bụng phía bên phải và bên trái:

Thận của chị nằm ở mỗi bên của cột sống. Đôi khi, đau ở khu vực này cũng gây ra bởi các vấn đề với ruột già.

Cơn đau lan ra sau lưng, kèm theo sốt, ớn lạnh, tiêu chảy và buồn nôn có thể là dấu hiệu cho thấy chị đang bị nhiễm trùng thận. 

 Nếu cơn đau dữ dội lan tỏa xuống vùng bụng dưới và xuất hiện từng đợt, nó có thể là sỏi thận. Chị cũng bị buồn nôn, nôn, sốt, cần đi tiểu liên tục và đi tiểu có máu. 

Cơn đau có thể kèm theo đầy hơi, cùng với đi đại tiện phân cứng và khô là triệu chứng của táo bón.

 

Vi tri dau bung tiet lo gi ve suc khoe? hinh anh 4

Thường xuyên bị đau bụng ở giữa bụng, phía bên phải và bên trái

 

  • Vị trí nằm chính giữa bụng:

Bất kỳ cảm giác khó chịu ở giữa bụng có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề trong ruột non và ruột già.

Đau bụng và chuột rút đi kèm tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, sốt và giảm cân chỉ ra bệnh viêm ruột. Nếu chị bị đau cùng nôn mửa, tiêu chảy và khó xì hơi hoặc đại tiện, chị nên cẩn thận với chứng tắc nghẽn ruột non. Cơn đau kèm sưng phình ra gần rốn, thường gây khó chịu ở bụng gọi là thoát vị rốn.

 

Vi tri dau bung tiet lo gi ve suc khoe? hinh anh 5

Thường xuyên bị đau bụng ở chính giữa bụng

 

Cảnh báo một số bệnh nguy hiểm nếu bạn thường xuyên bị đau bụng

Rất nhiều bệnh có thể gây ra tình trạng thường xuyên bị đau bụng. Điều quan trọng nhất là hiểu rõ khi nào cần phải đi khám bệnh ngay. Một số trường hợp tình trạng thường xuyên bị đau bụng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như các bệnh sau đây:

  • Viêm đại tràng mãn tính.

   Viêm đại tràng mãn tính gây đau bụng âm ỉ kéo dài, xuất phát thường ở hố chậu phải (trái) hay vùng hạ sườn hai bên. Cơn đau lan dọc theo khung đại tràng gây khó chịu cho người bệnh. Đi kèm cơn đau là những dấu hiệu của việc rối loạn đại tiện như ỉa phân lỏng nhiều lần một ngày, phân nhầy dính máu, táo bón, hoặc táo lỏng xen kẽ, mót đại tiện, đau vùng hậu môn khi đi đại tiện.

   Đây là căn bệnh mãn tính khó điều trị khỏi hoàn toàn, dễ tái phát thường xuyên. Nếu không điều trị cẩn thận sẽ dẫn tới cơ thể gầy mòn, ăn kém, suy kiệt và tử vong.

Hội chứng ruột kích thích là tên gọi các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột.

Triệu chứng thường gặp ở những người mắc phải Hội chứng ruột kích thích là thường xuyên bị đau bụng, cơn đau bụng thường xảy ra sau khi ăn sáng, chướng bụng, đầy hơi và thường kèm theo đau bụng đi ngoài.

  • Viêm loét dạ dày tá tràng

   Tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay đang có xu hướng tăng lên. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn Helicobacter pylori, ngoài ra còn xuất phát từ việc sử dụng thuốc làm rối loạn đường ruột, stress, thức khuya hay ăn uống không khoa học.

    Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng âm ỉ kéo dài. Tuy nhiên với trường hợp nặng người bệnh sẽ đau dữ dội, thành cơn, đau ở vùng thượng vị và có thể kèm cảm giác nóng rát dọc xương ức, nôn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, chóng mặt, mệt mỏi…

  • Viêm tụy mạn tính

Cơn đau lâm râm kéo dài, đau vùng thượng vị hoặc phần tư bụng trên bên trái rồi lan ra sau lưng là cơn đau điển hình để nhận biết căn bệnh này. Nó thường khởi phát sau bữa tiệc linh đình, hay sau khi uống nhiều rượu, ăn nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ thấy buồn nôn, chán ăn, đầy hơi, táo bón, cơ thể gầy sút.

  •  Lao ruột 

   Lao ruột là căn bệnh thứ phát sau lao thực quản, lao phổi, lao hầu họng. Lao ruột tiên phát chỉ xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể và khu trú tại ruột. Tuy nhiên trường hợp này thường rất ít gặp.

     Người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ kéo dài không có vị trí cố định. Bệnh nhân cũng gặp phải các triệu chứng đi kèm như sôi bụng, mót đại tiện, thường xuyên tiêu chảy, táo bón, khi đi ngoài được sẽ giảm đau bụng, cách vài ngày lại tái phát.

  • Khối u trong ổ bụng

   Đau bụng kéo dài cũng có thể do các khối u trong ổ bụng. Khối u của các tạng trong ổ bụng chiếm tỉ lệ không nhỏ dẫn đến tử vong. Có thể ung thư dạ dày, ung thư gan, ruột non, đại tràng, trực tràng,…

   Trên lâm sàng, đây là căn bệnh rất khó chẩn đoán và khi phát hiện nhiều trường hợp đã là giai đoạn cuối nên việc điều trị hết sức khó khăn. Các triệu chứng nghèo nàn như đau bụng âm ỉ kéo dài, không có cơn đau dữ dội và thậm chí không đau nếu khối u không quá to thường khiến người bệnh chủ quan không đi khám. Người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và đặc biệt là gầy sút cân nhanh chóng.

  • Viêm buồng trứng hay viêm phần phụ

Viêm buồng trứng hay viêm phần phụ sinh dục là bệnh phổ biến hay gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ. Nguyên nhân của nó liên quan mật thiết tới việc quan hệ tình dục hay đặt dụng cụ tránh thai qua tử cung không đảm bảo vô khuẩn.

Bệnh gây nên cơn đau âm ỉ kéo dài vùng bụng dưới, rong kinh và ra khí hư không rõ ràng, không sốt hoặc sốt nhẹ.

Viêm nhiễm phần phụ có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Để phòng bệnh, chị em cần chú ý tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, quan hệ an toàn, sử dụng bao cao su khi cần thiết. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường kể trên, hãy đến ngay cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời. 

 

Trong số các bệnh gây đau bụng thường xuyên ở phía trên, có một nguyên nhân rất thường gặp và đi kèm với chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài đó là các bệnh lý ở đại tràng, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Mặc dù cùng gây ra các dấu hiệu trên, nhưng 2 căn bệnh đại tràng này cũng có những đặc điểm khác biệt. Khi gặp dấu hiệu này, tốt nhất chị hãy đến cơ sở y tế gần nhất để khám và được chẩn đoán chính xác bệnh lý của mình.

Với những thắc mắc của chị về bệnh viêm đại tràng, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.

Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, xung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp xe nhỏ.

 

viêm đại tràng là bệnh gì

Hình ảnh viêm đại tràng

 

Ngoài dấu hiệu thường xuyên bị đau bụng, bệnh viêm đại tràng còn có triệu chứng nào khác?

Thông thường người bệnh viêm đại tràng sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới như có tảng đá đè lên, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng và thường gặp phải dấu hiệu đau bụng sau khi ăn sáng. Một số triệu chứng thường gặp khác của bệnh nhân viêm đại tràng:

  • Thường xuyên bị đau bụng

Đây là dấu hiệu của bệnh đại tràng đầu tiên nhưng nó làm chúng ta dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Sau khi ăn đồ lạ, đồ có nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas hoặc đồ ăn không được đảm bảo vệ sinh chị sẽ bị đau bụng. Kèm theo đó là buồn đi đại tiện, sau khi đi xong sẽ bớt đau hơn. Thường gặp đau bụng sau khi ăn sáng do vào buổi sáng cũng là lúc đại tràng nhạy cảm nhất.

Đau bụng thường đi kèm cảm giác muốn đi vệ sinh.

  • Bị rối loạn tiêu hóa kéo dài ngày

Khi chị đi đại tiện trên 2 lần/ngày, phân lúc lỏng, lúc táo, phân sống, luôn có cảm giác mót rặn, vừa đi xong lại buồn, phải ngồi trong nhà vệ sinh hàng giờ đồng hồ thì đây cũng là biểu hiện bệnh đại tràng.

  • Đầy bụng, trướng hơi

Bụng thường xuyên có biểu hiện căng tức, ăn khó tiêu, đầy hơi là một trong các triệu chứng đại tràng.

  • Khuôn phân thay đổi

Cách phát hiện viêm đại tràng dựa vào việc vệ sinh đó là phân ít thành khuôn, bề mặt phân không mịn, khi táo bón khi lỏng. Nếu bị viêm nặng sẽ có lẫn máu như máu cá hoặc dịch nhầy.

Thường xuyên bị đau bụng do viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Hầu hết bệnh nhân mắc viêm đại tràng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, khi chỉ xuất hiện triệu chứng là các cơn đau bụng, thường không lường được sự nguy hiểm của căn bệnh này. Họ chủ quan, dễ dàng bỏ qua những dấu hiệu bệnh, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như: viêm đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, ung thư đại tràng và dẫn đến tử vong.

Thường xuyên bị đau bụng do viêm đại tràng, cần xử trí ra sao?

Với những “tín hiệu” dễ nhận biết kể trên cùng những cảnh báo mức độ nguy hiểm về biến chứng, khi nghi ngờ mình bị viêm đại tràng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành kiểm tra. Các bác sĩ có thể chỉ định các thuốc kháng sinh, điều hòa nhu động ruột, hoặc các thuốc làm giảm triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, người bệnh viêm đại tràng cần chú ý thực hiện những điều sau:

  • Hạn chế các món ăn tái sống, nộm, nem chua và các loại thức ăn để trong tủ lạnh quá lâu.

  • Nên tránh xa các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, chất béo hay các chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, thuốc lá…

  • Khi bị đau bụng thì nên ăn những thực phẩm nhẹ nhàng cho tiêu hóa như cháo hay các thực phẩm dễ tiêu hóa và nấu loãng như súp.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm đau bụng vào buổi sáng: Vận động nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện tốt các vấn đề về tiêu hóa, giảm đau bụng hiệu quả. Lưu ý, không tiếp tục tập khi thấy cơn đau bụng gia tăng sau khi tập hoặc khi đau đến mức không đảm bảo sức khỏe để luyện tập.

  • Điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi sao cho hợp lý, vận động thể lực hằng ngày, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài các biện pháp trên, bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng do viêm đại tràng nên sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược thiên nhiên như BoniBaio để cải thiện bệnh.

BoniBaio - Giải pháp cải thiện viêm đại tràng từ thảo dược thiên nhiên

Bệnh lý viêm đại tràng thường được điều trị bằng thuốc Tây như những nhóm thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn, chống táo bón, cầm tiêu chảy, kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn… Tuy nhiên những thuốc này chỉ điều trị triệu chứng mà không có tác dụng tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, không giúp đại tràng tăng cường hấp thu dưỡng chất, không phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Vì vậy mà xu hướng của y học hiện đại là sử dụng kết hợp tăng cường lợi khuẩn với các sản phẩm thảo dược thiên nhiên.

BoniBaio với công thức thành phần toàn diện gồm hơn 12 thảo dược thiên nhiên, kết hợp với 6 tỷ lợi khuẩn và dưỡng chất tự nhiên 5-HTP đã đem lại những hiệu quả vượt trội: Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức đề kháng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

  • Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, táo bón, rối loạn tiêu hóa.

  • Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích (đại tràng co thắt), viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, táo bón, phân sống, phân nát.

Nhờ vậy mà BoniBaio không chỉ cải thiện triệu chứng thường xuyên bị đau bụng ở người bệnh viêm đại tràng mà còn giúp giảm nhanh các triệu chứng khác như phân nát, phân lỏng, đầy bụng, chướng hơi. BoniBaio không những tác dụng tốt trên bệnh nhân viêm đại tràng mà còn có tác dụng tốt với cả những người mắc hội chứng ruột kích thích.

 

 

Cơ chế tác dụng của BoniBaio

Thành phần và tác dụng của BoniBaio

 

 

Đánh giá của người bệnh sử dụng sản phẩm BoniBaio

BoniBaio đã đồng hành cùng hàng triệu bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính và đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) chiến thắng bệnh tật:

 

  • Chú Nguyễn Đình Khoa (sinh năm 1965 ở Thôn Hồng Sơn, xã Biển Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang)

“Tôi bị bệnh viêm đại tràng mãn tính hơn 20 năm nay cũng bởi thời trẻ kinh tế khó khăn, đi làm ăn xa toàn phải ăn cơm quán, rồi hay nhậu với bạn bè. Lúc đầu chỉ là những cơn đau bụng âm ỉ, lâu dần, có hôm còn đau quặn ruột, phân lúc táo lúc lỏng, hôm lại sống rồi nát. Cứ đồ lạ hay đồ dầu mỡ, bia bọt… là y như rằng phải ôm cái nhà vệ sinh cả ngày. Bệnh đỉnh điểm khi tôi phát hiện trong phân của mình nhuốm máu đỏ tươi, chưa kể đến phân có nhầy bám quanh giống như rỉ mũi vậy, ăn cái gì thì đi ra cái đấy luôn, ăn rau ra rau, ăn quả ra quả. Đợt đó tôi sụt đi những 4-5 kg, mặt mũi thì xanh xao vàng vọt. Dùng nhiều loại không đỡ, may mà có đứa cháu biết bệnh đã mua BoniBaio cho uống.

Thật bất ngờ, chỉ sau 4 lọ các triệu chứng của tôi giảm hẳn, tôi ăn uống được thêm nhiều đồ lạ mà không còn đau bụng, đi ngoài nữa. Dùng tiếp đủ liệu trình 2-4 tháng, tôi ăn khoẻ, không còn đau bụng, tiêu hoá nuột nà và phân thành khuôn rất là đẹp nhé. Hiện tại mặc dù sức khoẻ ổn định tôi vẫn duy trì ngày 1-2 viên để phòng bệnh tái phát. ”

 

chú nguyễn đình khoa dùng bonibaio

 

  • Anh Trần Đức Hạnh, 37 tuổi, đt: 0905.431.381 ở số nhà 212/56/1 Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Vũng Tàu

“Tôi bị bệnh viêm đại tràng mãn tính hành hạ nhiều năm nay do thường xuyên ăn hàng quán, rồi rượu bia, bạn bè, khách khứa. Cái bệnh này khiến tôi khó chịu lắm, bụng lúc nào cũng ậm ạch, sôi ùng ục, căng chướng khó chịu. Phân nát và không thành khuôn, lại còn kèm theo cả nhầy giống nước mũi, cả ngày chỉ quanh quẩn bên cái nhà vệ sinh. Đi vệ sinh có hôm thì thấy máu đen, hôm còn dính cả máu tươi nữa. Đi viện thì bác sĩ kê đơn thuốc tây, uống mấy ngày đầu thấy đỡ, nhưng sau đó chẳng nhịn được miệng, ăn vài miếng tôm hay cá là bệnh lại tái phát, còn trẻ mà phải bóp mồm bóp miệng khổ lắm. Vì bệnh tật mà người tôi gầy rộc đi, mặt mũi xanh xao.

Vợ tôi tìm hiểu được sản phẩm BoniBaio của Mỹ và Canada trên tạp chí khoa học nên bảo tôi dùng thử. Sau 1 tháng đã có những chuyển biến bất ngờ, tôi không còn đau bụng nữa, phân thành khuôn rất đẹp, không còn nhầy lẫn máu nữa, tôi ăn uống thoải mái mà không bị tái phát lại, thậm chí uống rượu bia cũng chẳng sao. Được 3 tháng tôi đi nội soi lại, niêm mạc đại tràng đã phục hồi, lành hết cả viết tổn thương. Ăn khỏe, ngủ tốt nên tôi tăng được 3kg, giờ tôi cũng đã có thể ăn uống thoải mái rồi.”

 

anh trần đức hạnh dùng bonibaio

 

  • Anh Vũ Duy Tùng, đội 13, xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định, điện thoại: 097.342.6938.

“Anh bị viêm đại tràng mãn tính 10 năm nay. Ngày nào cũng đi vệ sinh mấy lần, vừa đi xong lại muốn đi tiếp, lúc nào cũng đầy hơi, chướng bụng, “đánh hơi” liên tục; ăn gì đi nấy, phân sống lổn nhổn lúc như phân mèo, lúc lại nát lẫn nhày như rỉ mũi. Sờ bụng anh thấy có từng cục, từng cục nổi lên dọc khung đại tràng, lúc chỗ này lúc lại chỗ khác. Anh uống BoniBaio ngày 4 viên, chia hai lần, sau khoảng 4 lọ bụng dạ đã nhẹ nhõm hẳn, tình trạng đau bụng cũng giãn ra thưa hơn, chướng bụng hay đánh hơi cũng giảm rõ. Sau 3 tháng, giờ anh có thể ăn uống thoải mái, nhậu nhẹt với bạn bè cũng chẳng lo đau bụng, đi ngoài nữa. Cái gì thích ăn là ăn thôi, chẳng phải kiêng khem hay sợ sệt gì cả. Phân thành khuôn, không nhày, mà hàng ngày còn đi rất đều, đúng tiêu chuẩn một lần vào buổi sáng, sờ bụng không còn thấy cục nổi lên nữa.”

 

anh vũ duy tùng dùng bonibaio

 

Triệu chứng thường xuyên bị đau bụng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chị nên đi đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán chính xác bệnh. Nếu bị viêm đại tràng, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, chị cần uống bổ sung viên uống thảo dược BoniBaio để giúp cải thiện triệu chứng, tăng cường sức khỏe đại tràng và phòng bệnh tái phát.

Chúc chị mau khỏi bệnh!

 

Xem thêm: BoniBaio - Giải pháp đơn giản cho bệnh viêm đại tràng mạn tính

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30v

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc