Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Top 5 nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp khắc phục hiệu quả

Thứ tư, 25-11-2020 14:00 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Acid uric máu tăng cao sẽ hình thành bệnh gút - Một bệnh lý mãn tính vừa gây nhiều đau đớn, vừa có biến chứng vô cùng nguy hiểm như tàn phế khớp, hủy hoại thận, đột quỵ... Vậy có những nguyên nhân nào gây tăng acid uric trong máu? Biện pháp khắc phục hiệu quả là gì? Những thắc mắc đó sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu!

 

 Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp khắc phục hiệu quả

 Nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp khắc phục hiệu quả

 

Thông tin cơ bản về acid uric máu

   Acid uric là một acid yếu, thường bị ion hóa thành muối urat hòa tan trong huyết tương. Phần lớn chúng tồn tại dưới dạng monosodium urate. Sau đó, những muối này sẽ được đào thải qua thận theo đường nước tiểu.

   Acid uric trong máu được tạo nên từ 2 nguồn khác nhau:

  • Acid uric nội sinh: Chúng là sản phẩm của quá trình phân hủy tế bào chết của cơ thể.
  • Acid uric ngoại sinh được tạo thành từ sự phân hủy nhân purin trong thức ăn giàu đạm như thịt đỏ (thịt bò, thịt chó…); hải sản (tôm, cua, cá…)...

   Bình thường, nồng độ acid uric máu khoảng 420 µmol/l ở nam và 360 µmol/l ở nữ. Nếu như nồng độ vượt quá ngưỡng này thì sẽ gọi là tăng acid uric máu và dần hình thành bệnh gút. Vậy nguyên nhân gây tăng acid uric máu là gì?

 

Top 5 nguyên nhân gây tăng acid uric máu thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng acid uric máu, điển hình là 5 nguyên nhân dưới đây:

Yếu tố di truyền

 

Tăng acid uric máu là do yếu tố di truyền

Tăng acid uric máu là do yếu tố di truyền

 

   Sự thiếu hụt bẩm sinh enzyme hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 (HPRT1) là một trong những nguyên nhân làm tăng acid uric máu. Vì enzyme này tham gia vào chuỗi chuyển hóa các protein nhân purin thành acid uric. Ở giai đoạn cuối của quá trình đó, HPRT1 xúc tác chuyển đổi hypoxanthine (sản phẩm trung gian trong chuỗi chuyển hóa) thành một loại protein của cơ thể, hạn chế tạo thành acid uric, giúp kiểm soát nồng độ acid uric trong máu. Khi thiếu enzyme này, toàn bộ hypoxanthine sẽ chuyển thành acid uric, từ đó làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

   Hiện tượng này có tính chất di truyền, do đó khi bố mẹ bị thiếu HPRT1, con của họ sẽ có nguy cơ cao bị tăng acid uric máu, hình thành bệnh gút.

Ăn nhiều thực phẩm thúc đẩy quá trình tổng hợp acid uric

Chế độ ăn uống có mối quan hệ chặt chẽ với nồng độ acid uric trong máu. Khi bạn ăn nhiều những thực phẩm dưới đây sẽ làm tăng tổng hợp acid uric ngoại sinh, từ đó làm tăng nồng độ chất này trong máu:

  • Thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh: Các loại măng, nấm, giá đỗ...

Tác dụng phụ của thuốc tây

   Nhóm thuốc gây tăng acid uric máu gồm có:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu: Hầu hết các thuốc trong nhóm lợi tiểu, dù là lợi tiểu nhóm thiazid; lợi tiểu quai furosemide… khi dùng kéo dài đều có thể gây tăng acid uric máu. Bởi chúng làm giảm đào thải acid uric qua thận.
  • Thuốc aspirin liều thấp: Cơ chế gây tăng acid uric máu của thuốc này giống với nhóm thuốc lợi tiểu, đó là làm giảm đào thải acid uric qua thận.
  • Ethambutol và pyrazinamid của nhóm thuốc chống lao.

Các bệnh lý về thận

   Acid uric chủ yếu được đào thải qua thận. Do đó, khi bạn có các bệnh lý về thận như suy thận, viêm cầu thận… khả năng bài tiết acid uric của thận giảm, từ đó làm tăng nồng độ chất này trong máu.

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn

 

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn cũng làm tăng acid uric máu

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn cũng làm tăng acid uric máu

 

   Một nguyên nhân gây tăng acid uric máu theo cơ chế giảm đào thải chất này ở thận đó là do việc sử dụng nhiều độ uống có cồn như rượu, bia…

   Khi acid uric máu tăng cao, bệnh gút sẽ hình thành và bắt đầu tấn công người bệnh bằng cơn gút cấp. Khi cơn gút cấp bùng phát, bệnh nhân sẽ nhận thấy ngay triệu chứng đau đớn dữ dội ở các khớp, thường bắt đầu từ khớp ngón chân cái, sau đó lan sang các khớp khác. Cơn đau có thể kéo dài 5-7 ngày sau đó giảm dần mức độ đau và khớp trở về bình thường.

   Nếu acid uric máu tăng cao trong thời gian dài, cơn gút cấp sẽ tái phát lại nhiều lần trở thành bệnh gút mãn tính, đồng thời tăng nguy cơ người bệnh gặp  các biến chứng vô cùng nguy hiểm như tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận...

   Do vậy, để chiến thắng được bệnh gút, nguyên tắc vàng là phải hạ acid uric máu trở về ngưỡng an toàn.

 

Biện pháp hạ acid uric máu, cải thiện bệnh gút hiệu quả

   Để giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và phòng ngừa biến chứng bệnh gút, người bệnh nên thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Nếu tăng acid uric do bệnh lý, bạn cần tập trung điều trị bệnh lý trước.
  • Nếu tăng acid uric do tác dụng phụ của thuốc, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để ngừng sử dụng thuốc đó hoặc đổi thuốc khác.
  • Kiêng các loại thực phẩm làm tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm đào thải chất này.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh uống đồ uống có ga, nước ngọt.
  • Tập thể dục: Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, đi bộ hay tập yoga. Thêm nữa, người bệnh cần thay đổi các thói quen xấu như: Thức khuya, nhịn tiểu; đồng thời dành thời gian thư giãn, giải tỏa stress, kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi…
  • Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp hạ acid uric máu: Để giúp kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu, các chuyên gia hàng đầu thường khuyên bệnh nhân gút sử dụng thảo dược thiên nhiên bởi tính an toàn và hiệu quả cao. 

 

Hạ acid uric máu nhờ thảo dược thiên nhiên

   Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt, giúp hạ acid uric máu theo nhiều cơ chế khác nhau như quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, trạch tả… Trong đó, nổi trội nhất là tác dụng của hạt cần tây.

 

Hạt cần tây có tác dụng tốt giúp hạ acid uric máu

Hạt cần tây có tác dụng tốt giúp hạ acid uric máu

 

   Thành phần của hạt cần tây có chứa 3-n-butylphthalide, vitamin K, A, C, folate, kali, có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình tạo acid uric. Nhờ đó, hạt cần tây giúp ức chế hình thành acid uric.

   Bên cạnh đó, tính kiềm của loại thảo dược này giúp trung hòa acid uric máu.

   Hơn nữa, hạt cần tây có tác dụng giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric theo đường nước tiểu.

   Ngoài tác dụng giúp hạ acid uric máu theo cả 3 cơ chế, hạt cần tây còn có tác dụng giúp ức chế COX-2 (cyclooxygenase-2) - enzyme tham gia tổng hợp các chất gây   viêm, do đó giúp giảm sưng, đau các khớp trong các cơn gút cấp.

   Do đó, loại thảo dược này rất tốt cho người bệnh gút.  Tuy nhiên, việc sử dụng thảo dược theo cách truyền thống, người bệnh sẽ phải đun sắc, rất bất tiện. Hơn nữa, các chuyên gia thấy rằng, khi kết hợp hạt cần tây với những loại thảo dược quý khác, hiệu quả của chúng sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với việc sử dụng riêng lẻ.

   Chính vì vậy, các nhà khoa học của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals ở Mỹ đã dày công nghiên cứu và kết hợp thành công hạt cần tây, với nhiều loại thảo dược quý khác tạo thành công thức toàn diện; đồng thời phát triển chúng thành dạng viên uống tiện lợi mang tên BoniGut + - Giải pháp hoàn hảo dành cho người bệnh gút.

 

BoniGut + - Biện pháp giúp hạ acid uric máu, đẩy lùi bệnh gút hiệu quả đến từ Mỹ

   BoniGut + được nhập khẩu từ Mỹ, là sản phẩm duy nhất trên thị trường có sự kết hợp đột phá giữa hạt cần tây với nhiều loại thảo dược quý khác, giúp hạ acid uric máu theo cả 3 cơ chế vượt trội, đồng thời giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp:

  • Giúp ức chế hình thành acid uric trong máu nhờ quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.
  • Giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
  • Giúp lợi tiểu, tăng thải acid uric qua đường nước tiểu nhờ các thảo dược: Ngưu bàng tử, cây bách xù, trạch tả, mã đề.
  • Nhóm thảo dược giúp giảm đau, chống viêm mạnh, bảo vệ khớp, ngăn ngừa tổn thương khớp trước các gốc tự do có hại, gồm có húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa.

 

Công thức vượt trội của BoniGut

Công thức toàn diện của BoniGut +

 

   Nhờ những thành phần ưu việt trên, cùng với dạng bào chế viên nang tiện lợi, chỉ với 4-6 viên mỗi ngày, BoniGut + sẽ giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, đồng thời giúp giảm đau trong cơn gút cấp; ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và phòng ngừa hiệu quả biến chứng bệnh gút.

 

Hàng vạn người đã hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, chiến thắng bệnh gút nhờ BoniGut +

   Với tác dụng toàn diện, BoniGut + đã giúp hàng vạn người kiểm soát được nồng độ acid uric máu, không còn phải lo lắng bệnh gút.

Bác Vũ Đình Vân, 68 tuổi, ở số 6, khu biệt thự liền kề mới Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0913.563.599

 

Bác Vũ Đình Vân, 68 tuổi

Bác Vũ Đình Vân, 68 tuổi

 

Bác Vân chia sẻ: “Vì tính chất công việc nên bác phải công tác, tiếp khách thường xuyên, vì thế mà rượu bia và thức ăn nhiều đạm là không thể tránh khỏi, có lẽ đó là nguyên nhân gây tăng acid uric máu, hình thành bệnh gút của bác. Ban đầu, khoảng 2, 3 tuần, bác mới lên cơn gút cấp một lần nhưng đau lần nào là “biết mặt nhau” lần ấy, khớp cổ chân và mắt cá sưng to và đỏ ửng, khiến bác không làm gì được, nằm toàn phải gác chân lên cao. Bác đi khám thì acid uric lúc đó đã là 550 µmol/l rồi.”

“May mắn thay có ông bạn giới thiệu cho bác sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Chỉ sau khoảng 1 tuần sử dụng BoniGut +, cơn đau khớp đã dịu hơn, bác có thể đi lại nhẹ nhàng chứ không phải nằm một chỗ nữa. Một tháng sau, bác đi đo lại acid uric thì chỉ còn 400 µmol/l. Bác kiên trì dùng tiếp được khoảng 3 tháng, acid uric chỉ còn có 350 µmol/l, đặc biệt bác không còn thấy cơn đau nào nữa. Bác mừng lắm!”

 

Bác Trần Văn Tuất, 70 tuổi ở số 6, ngõ 32, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 0904.119.411

 

Bác Trần Văn Tuất, 70 tuổi

Bác Trần Văn Tuất, 70 tuổi

 

Bác Tuất chia sẻ: “Năm 1997, bác thấy khớp chân sưng tấy đỏ lên, đau như có ai nện búa vào chân, đau liên tiếp đến 1 tuần liền, không chịu được bác liền đi khám. Bác sĩ bảo bác bị bệnh gút, do nồng độ acid uric trong máu của bác tăng cao nên mới gây đau như thế. Lúc đó chỉ số acid uric đã  gần đến 800 µmol/l. Bác dùng cả thuốc tây y, đông y đủ loại nhưng acid uric chỉ vẫn ở mức cao, trên dưới 600 µmol/l, rồi cứ 1 tháng đau cấp tới 2, 3 lần. Người bác gầy sọp cả đi từ 76 cân xuống còn 56 cân.”

“Tình cờ một hôm xem tivi, bác thấy giới thiệu sản phẩm BoniGut + có tác dụng giúp hạ acid uric máu, đẩy lùi bệnh gút rất tốt. Bác ra nhà thuốc mua về dùng với liều 4 viên/ngày. Bác thấy tần suất lên cơn gút cấp giãn dần ra, có tháng không đau lần nào, có tháng chỉ đau 1 lần, mỗi lần đau chỉ độ khoảng 3,4 ngày, đau không dữ dội như trước nữa, chân cũng đỡ sưng đỏ hơn. Thấy hiệu quả tốt nên bác kiên trì dùng tiếp. Có tháng, bác đi đo acid uric thì chỉ còn có 150 µmol/l, bác nghĩ rằng acid uric về mức an toàn rồi nên bác ngưng BoniGut +. Mấy tháng sau, bác đi kiểm tra thì acid uric đã lên 380 µmol/l, dù không bị đau nhưng bác sợ nó lại tăng lên nữa nên dùng lại BoniGut +. Đến nay, bác chưa hề bị đau lại, người khỏe khoắn, ăn ngủ được nên bác đã lấy lại được cân nặng. BoniGut + tốt thật đấy!”

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết được những nguyên nhân gây tăng acid uric máu và biện pháp khắc phục hiệu quả đến từ BoniGut +. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc