Bệnh trĩ gây cho người bệnh biết bao đau đớn, khó chịu, bất tiện. Ai bị trĩ mới biết khổ sở là như thế nào, muốn ngay lập tức loại bỏ chúng. Tuy nhiên quy trình khám và cắt búi trĩ khiến người bệnh lo ngại vì nhiều thủ tục nhạy cảm, đồng thời cắt búi trĩ gây đau đớn vô cùng. Chính vì vậy mà không ít người tìm đến các phương thuốc gia truyền, với mong muốn tự dùng, không đau đớn, không cần đi bệnh viện. Tuy nhiên, kết quả lại không hề như mong muốn của họ.
Những trường hợp đáng tiếc vì tin thuốc gia truyền
Trường hợp chị N.T.H, 43 tuổi, là một giáo viên ngụ tại phường 8, TP Vũng Tàu, bị tai biến do cắt trĩ bằng thuốc gia truyền khiến nhiều người cảm thấy xót xa.
Chị đã sử dụng một loại thuốc bôi gia truyền dùng 1 lần của 1 bà lang để điều trị trĩ. Loại thuốc bôi này có tác dụng làm vùng da quanh hậu môn của chị bị nứt thành một vòng. Còn các mô quanh hậu môn bị xơ cứng và hẹp lại. Sau đó vùng da quanh hậu môn của chị H bị nứt thành một vòng, một phần trĩ bị đứt rụng. Vết nứt lan vào sâu phía trong, gây đau đớn và nhiễm trùng. Dùng thuốc giảm đau và kháng sinh không đỡ. Khi tình trạng nặng quá mức chị mới chấp nhận vào viện cấp cứu với tình trạng nguy kịch.
May mắn là ca này vẫn còn hy vọng phục hồi lại một phần chức năng của hậu môn, tránh việc sử dụng hậu môn nhân tạo suốt đời hoặc hiện tượng đi cầu không kiểm soát được.
Không chỉ riêng chị H, hầu như mỗi tháng Khoa Hậu môn - Trực tràng đều tiếp nhận cấp cứu vài trường hợp hậu môn bị xơ cứng và tắc nghẽn do sử dụng thuốc gia truyền để cắt trĩ và các bác sĩ gần như không biết các cơ sở bên ngoài dùng loại thuốc đông dược gì để cắt trĩ.
Trường hợp của chị Hoàng Thị H, ở Tam Nông – Phú Thọ cũng tương tự. Chị bị trĩ đã 12 năm nay, thời gian gần đây, vì được người quen giới thiệu nên chị đã lựa chọn việc đắp thuốc nam với hi vọng tiêu búi trĩ, không còn triệu chứng. Tuy nhiên, sau khi đắp thuốc, bệnh không những không khỏi mà càng ngày chị H càng đau nhiều. Đến ngày điều trị thứ 6, chị không chịu nổi những cơn đau hành hạ từ khi đắp thuốc nên đã bỏ về và phải vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, được chỉ định phẫu thuật cắt trĩ và may mắn được cứu chữa kịp thời.
Hướng đi đúng cho người bệnh trĩ
Tất cả những trường hợp trên là do người bệnh nhẹ dạ cả tin, không hiểu bản chất của bệnh trĩ, nghĩ đơn giản cắt búi trĩ là sẽ hết bệnh, và sai lầm hơn là tự ý dùng thuốc gia tại nhà, cho dù các thuốc đó chưa được cấp phép, chưa có chứng nhận về độ an toàn.
Tuy nhiên, cho dù có đi cắt búi trĩ tại bệnh viện thì sau đó bệnh cũng rất dễ tái phát. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do tĩnh mạch vùng hậu môn, trực tràng bị suy yếu, làm hình thành búi trĩ, dần dần sa ra ngoài. Độ đàn hồi của thành tĩnh mạch càng kém thì búi trĩ càng khó co trở lại, sau dần bệnh tiến triển nặng, khi đến độ 4 rồi thì búi trĩ lúc nào cũng ở ngoài, không co lên được nữa.
Do vậy, nếu cắt búi trĩ mà độ bền thành tĩnh mạch không được cải thiện thì búi trĩ nhanh chóng xuất hiện trở lại, lần sau nặng hơn lần trước. Do đó, để cải thiện bệnh trĩ, bạn cần tìm phương pháp làm tăng độ bền, độ đàn hồi của thành tĩnh mạch. Từ đó cải thiện được tận gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp làm giảm các triệu chứng và co nhỏ búi trĩ chứ không đơn giản chỉ là cắt phần ngọn. Và bạn càng không nên tự ý dùng thuốc nam gia truyền không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép để tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau.
>>> Xem thêm: