Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về chứng mất ngủ

Thứ bảy, 08-02-2020 11:25 AM

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với cơ thể, nhờ có giấc ngủ mà cơ thể có thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau những khoảng thời gian hoạt động mệt mỏi. Tuy nhiên, rất nhiều người mắc phải tình trạng mất ngủ, việc có được một giấc ngủ ngon với họ dường như là một giấc mơ xa xỉ. Vậy mất ngủ là tình trạng như thế nào và có phương pháp nào để cải thiện giấc ngủ không, cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

 

Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

 

  1. Mất ngủ là gì?

Mất ngủ (insomnia) là một rối loạn giấc ngủ phổ biến. Người bị mất ngủ sẽ khó vào giấc, ngủ không sâu/khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai. Nhiều người mắc chứng mất ngủ. Mất ngủ cấp tính là khó ngủ trong thời gian ngắn. Mất ngủ mạn tính là khi vấn đề giấc ngủ của bạn kéo dài trong 4 tuần hoặc lâu hơn.

Mất ngủ thường được chia thành 2 nhóm:

  • Mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần)
  • Mất ngủ mạn tính (mất ngủ/ rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng)

 

  1. Triệu chứng mất ngủ

Các triệu chứng mất ngủ bao gồm:

  • Khó vào giấc ngủ
  • Khó duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy rất sớm.
  • Cảm giác như hoàn toàn không ngủ được, ngủ dậy thấy rất mệt.
  • Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ(mỗi lần 30 phút).
  • Buồn ngủ vào ban ngày, kể cả trong khi lái xe.

 

  1. Nguyên nhân mất ngủ
  • Mất ngủ nguyên phát:

Mất ngủ nguyên phát là tình trạng mất ngủ Một số trường hợp có thể gây ra loại mất ngủ này, bao gồm:

  • Những thay đổi trong cuộc sống.
  • Stress nặng hoặc kéo dài hoặc rối loạn cảm xúc.
  • Lịch trình du lịch hoặc làm việc phá vỡ giấc ngủ thường ngày.
  • Những thói quen bạn tạo ra để đối phó với tình trạng thiếu ngủ. Chúng có thể bao gồm các giấc ngủ ngắn, lo lắng về giấc ngủ, hoặc đi ngủ sớm.
  • Mất ngủ thứ phát:

Mất ngủ là triệu chứng của một bệnh khác hoặc tác dụng phụ của một thuốc khác. Một số rối loạn khác nhau có thể gây mất ngủ bao gồm:

  • Các rối loạn cảm xúc – trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang chấn
  • Các bệnh lý thần kinh – Bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson
  • Tình trạng đau – viêm khớp và đau đầu
  • Các rối loạn dạ dày ruột – ợ nóng, GERD (trào ngược dạ dày thực quản)
  • Các rối loạn giấc ngủ – hội chứng chân không yên hoặc chứng ngưng thở khi ngủ
  • Các rối loạn gây khó thở – hen suyễn hoặc suy tim
  • Các bệnh lý khác, gồm cường giáp, đột quỵ, mãn kinh.

Mất ngủ thứ phát cũng có thể do một số loại thuốc. Bao gồm thuốc điều trị hen suyễn, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc cảm, và một số loại thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp. Sử dụng một số chất cũng có thể gây mất ngủ. Bao gồm caffeine, thuốc lá và rượu.

 

  1. Tác hại của việc mất ngủ

Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc/ học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc...

Việc mất ngủ thường xuyên còn có thể là nguyên nhân gây ra những rối loạn tâm lý, bệnh lý tim mạch, huyết áp, suy giảm trí nhớ, trầm cảm…

 

  1. Làm sao để cải thiện tình trạng mất ngủ

Để có thể cải thiện tình trạng mất ngủ của mình, hãy chú ý đến những lời khuyên sau:

  • Tránh các chất làm khó ngủ hơn, bao gồm caffeine, một số loại thuốc và rượu.
  • Áp dụng thói quen tốt cho giấc ngủ. Đi ngủ đúng giờ hằng ngày, giữ cho phòng của bạn tối và mát mẻ, và tránh xem TV hoặc sử dụng điện thoại trong phòng ngủ.
  • Đi ngủ cùng một giờ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày.
  • Chỉ đi ngủ khi bạn cảm thấy mệt mỏi/buồn ngủ.
  • Tránh hoặc hạn chế giấc ngủ ngắn trong ngày. Nó có thể làm rối loạn nhịp thức ngủ bình thường. Nếu phải ngủ trưa, chỉ nghỉ ngơi khoảng 30 phút. Không ngủ sau 3 giờ chiều.
  • Tránh caffeine và thuốc lá, nhất là vào cuối ngày.
  • Không ăn, uống, hoặc tập thể dục sát giờ đi ngủ.
  • Tránh ăn nhiều hoặc uống nhiều nước vào buổi tối.
  • Tập trung vào hơi thở bằng cách hít vào chậm, sâu trong khi đếm đến từ 1 đến 5. Sau đó lắng nghe tiếng hơi thở của bạn khi thở ra. Bạn cũng có thể co và giãn các nhóm cơ. Ngoài ra việc kết hợp với nghe nhạc thư giãn cũng có lợi cho giấc ngủ của bạn.
  • Nếu mất ngủ trong thời gian dài, bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện giấc ngủ.

 

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn phục hồi năng lượng sau những khoảng thời gian làm việc và học tập mệt mỏi. Cùng với những tác nhân xung quanh và sự già đi của tuổi tác, việc duy trì được giấc ngủ đủ và chất lượng dường như trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy, những người đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của mình hơn và thực hiện một số lời khuyên được nêu ra trong bài viết nhằm cải thiện giấc ngủ của bạn nhé. Nếu gặp bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844