Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cách xử lý và phòng tránh tai biến mạch máu não

Thứ bảy, 22-02-2020 10:59 AM

 Hiện nay, số ca tai biến mạch máu não có chiều hướng gia tăng. Song thực tế còn khá nhiều người chưa biết tai biến mạch máu não là gì và khá mơ hồ về căn bệnh này. Người trải qua cơn tai biến thường phải chịu các di chứng hết sức nặng nề như tổn thương não kéo dài, tàn tật, thậm chí là tử vong.

 

   Ngoài ra, tai biến mạch máu não có tỷ lệ tái phát cao, chiếm khoảng 20% trong năm đầu tiên và từ 10% đến 50% trong 5 năm tiếp theo kể từ khi cơn tai biến khởi phát.

 

   Qua bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về tai biến mạch máu não, cách xử lý và cách phòng tránh bệnh tái phát nhé. 

 

tai biến mạch máu não

 

Tai biến mạch máu não là gì?

   Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là tình trạng một phần não bị tổn thương do mạch máu não đột ngột bị tắc hoặc vỡ. Nguyên nhân chính là do cục máu đông hình thành và gây bít tắc mạch máu nuôi dưỡng não. Khi đó, não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng nên dần hoại tử, mất khả năng kiểm soát các cơ quan trên cơ thể, gây ra các di chứng như: Liệt nửa người, méo miệng, suy giảm trí nhớ,… thậm chí là tử vong.

 

   Tai biến mạch máu não vốn đã nguy hiểm, bệnh tái phát lại càng nguy hiểm hơn, tỷ lệ tử vong và để lại di chứng nặng nề hơn, bởi khi đó, người bệnh đang ở trạng thái sức khỏe không tốt, khó “chống chọi” với những tổn thương liên tiếp. Theo thống kê, số bệnh nhân tử vong do tai biến tái phát lần 2 cao gấp 2,67 lần đầu. Hơn thế, việc điều trị tai biến tái phát thường phức tạp và chi phí cao hơn so với lần trước, dễ tạo gánh nặng cho gia đình bệnh nhân.

 

Các dấu hiệu tai biến mạch máu não

 

dấu hiệu tai biến mạch máu não

 

Khuôn mặt buồn rầu, mặt bị méo một bên

    Dấu hiệu tai biến thể hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân trước khi tai biến diễn ra. Lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần đã gây tổn thương thần kinh tác động đến cơ mặt. Khuôn mặt người bệnh trở nên buồn rầu, một phần hoặc một nửa khuôn mặt bị tê liệt, không cử động được.

 

   Nếu nghi ngờ bệnh nhân sắp bị đột quỵ hãy yêu cầu bệnh nhân cười, nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, một bên mặt xệ xuống thì đó là dấu hiệu tai biến.

 

Khả năng cử động của cánh tay giảm dần

   Lượng máu lên não không đủ khiến khả năng vận động bị thuyên giảm, đặc biệt là cánh tay. Người bệnh sẽ cảm thấy cánh tay tê dại, cử động khó rồi dần dần không thể cử động được. Dấu hiệu tai biến ở cánh tay dễ phát hiện nhất khi bạn yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên cao, một bên tay sẽ không thể giơ lên được hoặc rủ thõng xuống.

 

Thị lực giảm dần

   Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người ngoài khó có thể phát hiện được. Vì thế người bệnh cần chủ động ghi nhớ dấu hiệu tai biến này và báo ngay cho người nhà khi có sự khác thường. Nguyên nhân là thùy não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn không được cung cấp đủ oxy, hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần.

 

Nói lắp

Trước khi xảy ra tai biến sẽ xuất hiện những cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu cho một phần của não bộ điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Vì thế người bệnh sẽ có dấu hiệu nói lắp, không nói được câu dài, nói không rõ lời, nói khó hiểu.

 

Một phần cơ thể yếu đi, không cử động được

   Sau khi bị tê liệt một cánh tay, người bệnh có thể bị tê liệt một phần cơ thể, thậm chí là nửa người. Một số bộ phận cử động khó hoặc dù đã cố điều khiển nhưng không cử động được. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt mãi mãi nếu không được uống thuốc hay đưa đến bệnh viện kịp thời.

 

Hoa mắt, chóng mặt

   Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng là biểu hiện của việc thiếu máu não. Đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp.

 

Dáng đi bất thường

   Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải là không thể đi lại hoặc đi lại rất khó. Nếu trước đó bệnh nhân vẫn đi lại bình thường thì chắc chắn lượng máu lên não đang giảm nhanh chóng. Còn nếu bệnh nhân đã gặp khó khăn trong việc di chuyển từ trước thì cần theo dõi thật kỹ xem có phải mức độ ảnh hưởng đang tăng dần không.

 

Đau đầu

 

đau đầu

 

Thiếu oxy lên não sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, đau theo cơn. Thậm chí có bệnh nhân còn có cảm giác muốn nổ tung đầu. Mức độ đau càng ngày càng khốc liệt hơn. Nếu gặp dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, nếu không sẽ có khả năng dẫn đến biến chứng chết não.

 

Nấc cục

Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mà ít người phát hiện ra đó chính là nấc cục. Nhiều người đột nhiên bị nấc cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ.

 

Khó thở

  Bệnh nhân có thể thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh.Mỗi người có thể có một vài dấu hiệu tai biến trên, tùy từng vùng não bị ảnh hưởng do thiếu oxy. Những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất hoàn toàn sau đó khiến người bệnh không để ý hoặc cho rằng cơ thể mình đã ổn. Tuy nhiên, đó gọi là tình trạng “tai biến mạch máu não thoảng qua”, là “đám mây đen” cảnh báo cho “cơn mưa giông” tai biến sắp xảy đến.

 

Cách xử lý khi bị tai biến

   Khi nhận thấy 2 hoặc 3 triệu chứng kể trên thì gần như có thể chắc chắn đó là dấu hiệu tai biến. Bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bởi khi tai biến xảy ra thì thời gian có thể cứu được bệnh nhân chỉ được tính bằng phút.

 

Một vài cách sơ cứu bệnh nhân tai biến trong thời gian đợi xe cấp cứu:

 

  • Quan sát các biểu hiện của bệnh nhân để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế khi họ tới. Việc này sẽ giúp ích cho quá trình điều trị cấp cứu.

  • Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, đầu kê cao khoảng 30 độ

  • Nới lỏng quần áo

  • Nhắc nhở bệnh nhân hít thở sâu và chậm rãi

  • Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên, tránh để các chất nôn sộc lên mũi bệnh nhân gây khó thở.

  • Trường hợp bệnh nhân co giật cần lấy khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay một thanh que dài đặt ngang giữa hai hàm răng của bệnh nhân để bệnh nhân không cắn vào lưỡi trong quá trình bị co giật.

 

   Mục tiêu xử lý khi bị tai biến là tái thông mạch máu càng sớm càng tốt: bằng liệu pháp tan cục máu đông (rTPA) cho những bệnh nhân đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4.5 giờ sau khi bị tai biến mạch máu não) và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị tai biến mạch máu não).

 

Phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát?

Trong “chiến lược” điều trị tai biến mạch máu não, có 2 mục tiêu quan trọng được đặt ra: Mục tiêu trước mắt là giảm nguy cơ tử vong và hạn chế di chứng; Mục tiêu lâu dài là cải thiện sức khỏe, phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát. Để thực hiện được 2 mục tiêu này, người bệnh cần: 

 

  • Kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não tiên phát như: Bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim, tiểu đường…

 

  • Uống thuốc theo chỉ định, tái khám đúng thời hạn để được điều trị liên tục, điều chỉnh thuốc cho phù hợp với tình trạng sức khỏe theo từng giai đoạn.

 

  • Xây dựng chế độ ăn đủ chất và cân đối: Người bị tai biến mạch máu não nên ăn nhiều rau củ, trái cây, tránh chất béo, chất kích thích và thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối, đường. Nên chế biến thành các món ăn mềm, dễ tiêu như: Cháo, súp, sinh tố,… cho dễ ăn.

 

  • Luyện tập: Sau khi ra viện, người bị tai biến mạch máu não cần luyện tập thường xuyên để phục hồi chức năng và ngăn ngừa tai biến tái phát.

 

 

  • Đặc biệt, người bị tai biến mạch máu não cần chú ý, khi các triệu chứng bệnh xuất hiện trở lại, dù nặng hay nhẹ, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức vì việc chần chừ, chậm trễ điều trị có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề.

 

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp quý bạn đọc và người thân có thể phòng tránh cũng như xử lý kịp thời những cơn tai biến mạch máu não.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844